Yên Bái đẩy mạnh phòng dịch và cẩn trọng tăng đàn

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/8/2022 | 7:53:17 AM

Xác định tiêm vắc-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm là biện pháp phòng ngừa chủ động và hiệu quả, nhất là đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Nông dân huyện Trấn Yên chăn nuôi gà quy mô lớn.
Nông dân huyện Trấn Yên chăn nuôi gà quy mô lớn.

Để đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã phối hợp với các địa phương chú trọng tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, cán bộ và các hộ chăn nuôi trong việc tiêm vắc-xin cho đàn vật nuôi.

Các địa phương duy trì dự trữ lượng vắc-xin dự phòng theo kế hoạch để phục vụ cho việc tiêm phòng bao vây dập dịch khi tình huống có các ổ dịch xảy ra; đảm bảo có nguồn vắc-xin cung ứng dịch vụ cho các hộ chăn nuôi có nhu cầu để tiêm phòng bổ sung đối với đàn gia súc, gia cầm mới sinh hoặc nuôi mới; đồng thời, ra quân triển khai tiêm phòng và vệ sinh chuồng trại tại các hộ chăn nuôi trên địa bàn; phối hợp nắm tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi; quan tâm hướng dẫn các hộ nuôi áp dụng biện pháp phòng, chống nắng nóng cho vật nuôi... 

Cùng đó, các doanh nghiệp, chủ trang trại và hộ chăn nuôi cũng thường xuyên vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, thu gom chất thải, rác thải xung quanh chuồng nuôi góp phần làm giảm sức nóng, khí độc từ chuồng nuôi; định kỳ phun thuốc sát trùng, phun thuốc diệt ve, ruồi, muỗi... 

Mặc dù có nhiều nỗ lực trong phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; tuy nhiên, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được dự báo vẫn diễn biến phức tạp. Trong tháng 8, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 1 hộ ở huyện Mù Cang Chải và các cơ quan chức năng đã triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, quản lý chặt chẽ gia súc trên địa bàn; đồng thời, tiến hành tiêu hủy lợn theo quy định. 

Cùng đó, các cơ quan liên quan đã kiểm dịch vận chuyển xuất ra ngoài tỉnh từ ngày 13/8/2022 đến ngày 19/8/2022 được 44 chuyến/20.220 con gia súc, gia cầm (12 chuyến/631 con lợn giết mổ, 13 chuyến/1.589 con lợn giống, chăn nuôi thương phẩm, 11 chuyến/12.800 con gia cầm giết mổ, 8 chuyến/5.200 con thỏ giết mổ). 

Thực hiện tiêm phòng được 15.158 liều vắc-xin các loại (777 liều vắc-xin tụ huyết trùng trâu, bò; 3.578 liều vắc-xin tụ huyết trùng lợn; 3.578 liều vắc-xin dịch tả lợn; 1.080 liều vắc-xin dại; 6.145 liều vắc-xin lở mồm long móng. 

Để nâng cao hiệu quả phòng dịch trên gia súc, gia cầm, các địa phương, đơn vị đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng dịch theo đúng kế hoạch; các trung tâm dịch vụ nông nghiệp địa phương tích cực phối hợp với các xã, phường, thị trấn rà soát đối tượng nuôi, tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cho người chăn nuôi về phòng ngừa dịch bệnh. 

Các sở, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, thống kê chính xác đàn vật nuôi của địa phương; từ đó, thông tin sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh; khuyến cáo hộ chăn nuôi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, định kỳ thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi. 

Trong đó, chú trọng vệ sinh khử trùng tiêu độc tại các nơi có ổ dịch cũ, các cơ sở giết mổ và chợ buôn bán gia súc, gia cầm. Ngoài ra, các đơn vị, địa phương tăng cường hơn nữa việc quản lý, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. 

Qua tìm hiểu được biết, thời điểm hiện tại giá thịt lợn hơi đã ổn định, người chăn nuôi bắt đầu cơ cấu lại đàn lợn. Mặt khác, một số doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn đã đi vào hoạt động ổn định; đồng thời, do đã khống chế được dịch bệnh, giá lợn hơi thời điểm này cũng đã tăng trở lại và trong tháng 7/2022 giá lợn hơi dao động từ 66.000 đồng - 70.000 đồng/kg nên người dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển theo hướng tập trung với quy mô lớn. 

Cùng đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, từng bước tiến tới bình thường hóa, kinh tế đã phục hồi trở lại, nên các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể đều đã quay lại kinh doanh, phục vụ; do đó, nhu cầu thịt lợn tăng cao. Tuy nhiên, dù giá thịt lợn hơi dự báo có thể tiếp tục tăng cao, nhưng theo ngành chức năng của tỉnh thì người chăn nuôi không nên tái đàn ồ ạt và cần cẩn trọng trong việc tăng đàn để tránh rủi ro trước tình hình dịch bệnh bất thường và giá cả thị trường thiếu tính ổn định...

Quang Thiều

Tags Yên Bái tái đàn vật nuôi trang trại chăn nuôi hàng hóa Chi cục Chăn nuôi và Thú y

Các tin khác
Toàn cảnh Hội thảo

Chiều 30/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thảo tham vấn đối với dự thảo Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Giá xăng được dự báo tăng trở lại trong kỳ điều hành tới.

Bộ Công Thương thành lập khẩn 3 đoàn công tác để kiểm tra tình hình kinh doanh xăng dầu, trong bối cảnh thị trường xuất hiện những thông tin trái chiều.

Đồng chí Lương Quốc Đoàn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ủy viên Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc.

Ngày 30/8, đoàn công tác của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Việt Nam do đồng chí Lương Quốc Đoàn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ủy viên Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh Yên Bái thực hiện việc kiểm tra, giám sát của Ủy viên Hội đồng quản trị NHCSXH về tín dụng chính sách.

Đến nay, đàn gia cầm của xã Thượng Bằng La có 19.000 con.

Thời gian qua, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn đã phát huy các thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế, giúp cho đời sống của người dân không ngừng nâng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục