Bộ Công Thương lập đoàn kiểm tra kinh doanh tạm nhập, tái xuất

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/9/2022 | 10:01:00 AM

Đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực hoạt động thương mại biên giới và hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại 4 tỉnh biên giới từ ngày 26/9 - 7/10.

Bộ Công Thương mới có Quyết định thành lập Đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực hoạt động thương mại biên giới và hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai từ ngày 26/9 - 7/10.

Thành phần Đoàn công tác bao gồm đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) làm trưởng đoàn, cùng đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương); đại diện Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương); đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương). Trong đoàn còn có đại diện các Bộ Công an, Quốc phòng, Tài chính, NN&PTNT, Ngoại giao, Y tế, Giao thông vận tải và đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Nội dung làm việc của Đoàn công tác là kiểm tra tình hình thực thi Hiệp định thương mại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn liên quan; Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về hoạt động thương mại biên giới theo Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn liên quan.

Đoàn công tác sẽ kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn liên quan.

Đồng thời, Đoàn công tác còn kiểm tra các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất về tình hình thực hiện các quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn liên quan.
(Theo VOV)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký ban hành Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15/9/2022 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm.

Cán bộ kiểm lâm phối hợp với các tổ bảo vệ rừng ở xã Việt Hồng tuần tra bảo vệ rừng.

Mô hình quản lý, bảo vệ rừng (BVR) dựa vào cộng đồng đang được người dân xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên thực hiện có hiệu quả. Mô hình này không chỉ nâng cao nhận thức người dân về BVR và phát triển rừng (PTR), mà còn góp phần bảo vệ nguồn nước sản xuất, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng.

Khách hàng giao dịch tại Agribank Chi nhánh Văn Yên thuộc Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái.

Với vai trò huyết mạch nền kinh tế, từ đầu năm tới nay, ngành ngân hàng tỉnh chủ động bám sát tình hình kinh tế - xã hội địa phương để triển khai đồng bộ, kịp thời chính sách tiền tệ, tín dụng ngân hàng, trọng tâm là các giải pháp đảm bảo vốn cho nền kinh tế, tập trung mọi nguồn lực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh (SXKD), góp phần thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Sản xuất đồ uống có cồn được chưng cất tại HTX Nhật Nguyệt tại thị trấn Nông trường Liên Sơn, huyện Văn Chấn.

Những năm qua, huyện Văn Chấn luôn chú trọng, tận dụng tối đa các nguồn lực để phát triển các loại hình kinh tế tập thể (KTTT), đặc biệt là các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) gắn với thế mạnh, sản phẩm chủ lực của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục