Yên Bái: Dư nợ ủy thác qua các tổ chức hội, đoàn thể đạt trên 4.000 tỷ đồng

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/9/2022 | 8:30:57 AM

YênBái - Từ 1 chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo ban đầu, hiện Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh đã ủy thác 17 chương trình tín dụng chính sách. Mạng lưới làm công tác ủy thác đã phủ 100% thôn, bản trong toàn tỉnh.

Cán bộ tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Bình giao dịch tại xã Mông Sơn.
Cán bộ tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Bình giao dịch tại xã Mông Sơn.

Sau 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn, tỉnh Yên Bái đã thu được nhiều kết quả nổi bật: tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm tăng; công tác thu nợ và cho vay kịp thời, chất lượng tín dụng không ngừng được nâng cao, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân. 

Đến 31/8/2022, dư nợ ủy thác qua các tổ chức hội, đoàn thể đạt trên 4.001 tỷ đồng. 443.463 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi. Qua vốn vay chính sách, người dân đã đầu tư chăm sóc, cải tạo, trồng mới 230.950 ha rừng keo, quế, bồ đề; 12.553 ha chè, 4.415 ha cây ăn quả; mua 166.595 con trâu, bò; làm mới và cải tạo 74.204 công trình nước sạch, 72.705 công trình vệ sinh; 40.992 em học sinh sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập, hỗ trợ 9.165 hộ nghèo làm nhà ở, tạo thêm 26.955 việc làm mới cho người lao động.

Sau 20 năm thực hiện Nghị định số 78 các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đã mua 166.595 con trâu, bò để phát triển kinh tế gia đình

Sau 20 năm thực hiện Nghị định 78, toàn tỉnh đã có124.899 lượt hộ vay vốn thoát nghèo.
Văn Tuấn

Tags Yên Bái tín dụng hộ nghèo hộ cận nghèo dư nợ ủy thác ngân hàng chính sách Nghị định số 78/

Các tin khác
Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên kiểm tra tình hình phát triển chăn nuôi gia súc tại xã Lâm Thượng.

Thời gian qua, huyện Lục Yên đã triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản theo các nghị quyết của HĐND tỉnh, giúp người dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất theo quy mô lớn, tập trung, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.

Toàn cảnh Nhà máy Thủy điện Khao Mang Thượng, huyện Mù Cang Chải.

Với tiềm năng sẵn có cùng chính sách ưu đãi, những năm qua, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã đến đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh tại vùng cao Mù Cang Chải.

Bà Hà Thị Chiển (thứ 3 từ phải sang) nhận Giấy khen của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội vì đã có thành tích tiêu biểu trong 20 năm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ.

Bà Hà Thị Chiển được tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) thôn Nậm Đông 2 thuộc Hội Cựu chiến binh xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ từ năm 2008. Thời điểm đó, tổ có 20 thành viên với dư nợ hơn 160 triệu đồng, chủ yếu là nguồn vốn cho vay hộ nghèo.

EVN cho rằng việc “xét lại” các hợp đồng mua bán điện đã ký với các dự án năng lượng tái tạo phải dựa theo luật

EVN vừa có văn bản phản hồi liên quan đến cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, trong đó đề xuất không giao cho EVN đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện cũng như việc “xét lại” các hợp đồng phải dựa theo luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục