Xử lý tổn thất về tài sản của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/9/2022 | 7:37:11 AM

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 52/2022/TT-BTC (ngày 12-8-2022) hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2021/NĐ-CP ngày 31-3-2021 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

Theo Điều 4 của Thông tư, khi bị tổn thất về tài sản, Quỹ Hỗ trợ phải xác định mức độ tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:

- Xác định rõ nguyên nhân khách quan, bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị) và nguyên nhân chủ quan.

- Trường hợp do nguyên nhân chủ quan thì cá nhân, tập thể gây ra tổn thất phải bồi thường, xử lý theo quy định của pháp luật. Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã quy định cụ thể việc bồi thường và quyết định mức bồi thường phù hợp với quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.

- Trường hợp tài sản đã mua bảo hiểm theo pháp luật thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.

- Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, tổ chức bảo hiểm, sử dụng dự phòng được trích lập trong chi phí, trường hợp thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính... Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí trong kỳ của Quỹ.

Thông tư số 52/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 1-10-2022 thay thế Thông tư số 81/2007/TT-BTC ngày 11-7-2007.
(Theo HNMO)

Các tin khác
Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 có 98% dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Yên Bái luôn là một trong những địa phương trong tốp đầu của cả nước về thực hiện tốt và hiệu quả Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Quế là cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu lớn cho người dân Văn Yên. (Ảnh: Thanh Miền)

Hiện nay, toàn huyện Văn Yên có trên 80% số hộ trồng và có nguồn thu nhập từ quế. Toàn huyện 86 doanh nghiệp, 29 hợp tác xã và trên 200 hộ gia đình sản xuất, kinh doanh các ngành nghề, sản phẩm hàng hóa liên quan tới quế với trên 50 sản phẩm các loại, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động.

Mô hình trồng dưa chuột Thái Lan tại 2 bản Trống Là và Háng Đề Chu, xã Hồ Bốn bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong 3 năm (2019 - 2022) xây dựng và thành lập các mô hình, khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện Mù Cang Chải đã có nhiều đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương; nhất là công tác triển khai và xây dựng các mô hình tổ hợp tác sản xuất, tổ tự quản, dòng họ tự quản, mô hình tuyến đường thắp sáng đường quê…, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá. (Ảnh minh họa)

Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Bộ, ngành, UBND các tỉnh yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường biện pháp quản lý, điều hành giá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục