Nông dân Lục Yên phát huy hiệu quả vốn tín dụng chính sách

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/11/2022 | 1:40:53 PM

YênBái - Trong những năm qua, Hội Nông dân huyện Lục Yên luôn quan tâm công tác ủy thác quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách thông qua tổ chức Hội, góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo của huyện.

Bà Lương Vân Hường - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lục Yên kiểm tra hiệu quả Dự án trồng cây dược liệu khôi nhung tại xã Lâm Thượng.
Bà Lương Vân Hường - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lục Yên kiểm tra hiệu quả Dự án trồng cây dược liệu khôi nhung tại xã Lâm Thượng.

Bà Lương Vân Hường - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lục Yên cho biết: "Hội Nông dân huyện hiện có 24 cơ sở hội, 194 chi hội với trên 19.000 hội viên nông dân, chiếm 89,7% số hộ nông nghiệp trong toàn huyện. Hội là một trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để tạo nguồn vốn cho hội viên nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và từng bước vươn lên làm giàu. Nhận ủy thác tín dụng chính sách từ năm 2004 đến nay, 24/24 cơ sở hội cấp xã nhận ủy thác, quản lý 88 tổ tiết kiệm và vay vốn, 3.102 hộ vay vốn với tổng dư nợ trên 159 tỷ đồng”. 

Nhằm thực hiện tốt công tác Hội và phong trào nông dân, trọng tâm là "Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” và "Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới” do Hội phát động, Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo các cơ sở chú trọng lồng ghép các chương trình tín dụng chính sách với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để giúp nâng cao hiệu quả vốn tín dụng ưu đãi. 

Cùng với đó, các cấp hội chủ động phối hợp với Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện, các công ty giống cây trồng, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tập huấn triển khai các chương trình cho vay tín dụng ưu đãi như: cho vay hộ nghèo, cận nghèo, mới nghèo, sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, giải quyết việc làm…; thực hiện có hiệu quả các mô hình xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nông dân, giúp đỡ, hỗ trợ nông dân có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo và làm giàu. 

Chị Nông Thị Tưởng ở xã An Lạc cho biết: "Trước đây gia đình nghèo lắm, được vay 50 triệu đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, gia đình đã tập trung phát triển kinh tế rừng (chủ yếu trồng bồ đề, quế) kết hợp chăn nuôi lợn, trâu. Tôi cũng như nhiều hội viên khác trong xã được tập huấn lồng ghép các chương trình tín dụng về giống, vốn, kỹ thuật nên dạn đầu tư vốn, lao động, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập. Nhờ đó nhiều hộ từ nghèo hoặc trung bình trong xã đã trở thành hộ sản xuất, kinh doanh giỏi có mức thu nhập cao và thoát nghèo bền vững”. 

Đến nay, Hội Nông dân huyện Lục Yên đã hướng dẫn thành lập 123 mô hình kinh tế tập thể, trong đó có 14 hợp tác xã, 109 tổ hợp tác với 602 thành viên; duy trì hoạt động của 140 tổ hội nghề nghiệp với 707 thành viên và 140 nhóm hộ thực hiện trồng cây ăn quả có múi; sản xuất gạch bê tông; nuôi trâu, bò, dê sinh sản, ba ba, cá bỗng, cá trắm cỏ thương phẩm; nghề mộc; cung ứng vật tư nông nghiệp; ươm cây, con giống; trồng dược liệu khôi nhung...; duy trì 2 chi hội nghề nghiệp "Trồng cây ăn quả có múi” và "Trồng lúa nếp Khánh Thiện” với 73 thành viên. 

Hội đã thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trồng cây dược liệu khôi nhung tại xã Mường Lai; xây dựng thành công 13 sản phẩm OCOP của huyện như: dầu lạc đỏ, dầu lạc trắng, lạc ri đỏ, dầu đỗ tương, dầu vùng, cam sành Lục Yên, khoai tím, măng mai Lâm Thượng, xúc xích thỏ, cao gắm, cao giải cổ lam, dây thìa canh, gạo nếp Lào mu… 

Bà Lương Vân Hường cho biết thêm: "Từ kết quả đã đạt được, thời gian tới, chúng tôi tiếp tục chỉ đạo các cơ sở hội đẩy mạnh các phong trào: "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, "Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”; tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các hộ vay vốn để các hộ áp dụng vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập. Mặt khác, từng bước xây dựng mối liên kết "4 nhà" để giúp nông dân thực hiện nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội hiệu quả. Đẩy mạnh phối hợp thực hiện các biện pháp hỗ trợ hội viên về vốn, khoa học, kỹ thuật, đào tạo nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng dẫn nông dân sản xuất gắn với sức tiêu thụ của thị trường”.

Văn Tuấn

Tags Nông dân Lục Yên phát huy hiệu quả vốn tín dụng chính sách

Các tin khác
Một dự án tại Ninh Thuận không kịp vận hành thương mại (COD) trước 1/11/2021.

Theo phương án đề xuất của EVN, giá phát với điện mặt trời chuyển tiếp gần 1.188-1.570 đồng một kWh, còn điện gió khoảng 1.591-1.945 đồng, tuỳ loại hình.

Chính quyền các cấp huyện Mù Cang Chải hướng dẫn người dân trồng cây ăn quả

Với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, người dân xã Lao Chải đã xây dựng nhiều mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện địa phương. Nhờ đó, nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên vùng đất khó.

Người dân thu hoạch nghệ tươi.

Cây nghệ gắn liền với cuộc sống người dân thôn Trấn Ninh, xã Yên Thịnh (Thành phố Yên Bái) nhiều năm nay. Từ góc vườn trước đây bị bỏ trống, những thửa ruộng khô hạn không thể cấy lúa nay đã được phủ xanh bằng nghệ.

Diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng tại xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu.

Trạm Tấu có diện tích rừng lớn, mùa khô hanh cũng là thời điểm bà con vùng cao sản xuất nương rẫy nên luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục