Tăng năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/12/2022 | 7:45:51 AM

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 163/NQ-CP về việc đẩy mạnh triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.

Nghị quyết nêu rõ, Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ... để góp phần đưa nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, giảm chi phí logistics đáp ứng được với sự vận hành của nền kinh tế trong giai đoạn mới...

Chính phủ thống nhất chỉ đạo các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện đồng bộ các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.

Quan điểm là phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin; phát triển thị trường dịch vụ logistics, tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dịch vụ logistics; phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý, tăng cường kết nối để đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng trong khu vực...

Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện và xử lý ngay những vấn đề phát sinh trong hoạt động logistics tác động xấu đến kinh tế - xã hội thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước. Bộ Giao thông - Vận tải phát triển sàn giao dịch vận tải hàng hóa gắn với thương mại điện tử, hướng tới phát triển logistics xanh. Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, tháo gỡ vướng mắc về chính sách thuế, phí, lệ phí, giá dịch vụ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics...

(Theo HNMO)

Các tin khác
Quang cảnh Hội thảo.

Sáng ngày 17/12, tại thị xã Nghĩa Lộ, Báo Xây dựng phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thảo “Phát triển bất động sản, hạ tầng du lịch Yên Bái - Cơ hội và bứt phá”. Đây là cơ hội để cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương, các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp cùng nhìn lại bức tranh kinh tế tiềm năng của tỉnh Yên Bái với những cơ hội đầu tư hấp dẫn.

Sản phẩm Trà thảo mộc Quế Phát chiết xuất sản phẩm nước lau sàn tinh dầu quế được đông đảo người dân lựa chọn sử dụng.

Nhận thấy cây quế tại địa phương có tiềm năng dồi dào, chị Nguyễn Thị Kim Thoa - Giám đốc Công ty TNHH Trà thảo mộc Quế Phát, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên đã dành thời gian và công sức nghiên cứu, học hỏi cách chế biến sâu các sản phẩm quế và mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà xưởng để đến nay đã đưa vào thị trường 5 sản phẩm OCOP từ quế.

Nhờ chính sách hỗ trợ từ Nghị quyết 69, nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi bò vỗ béo cho thu nhập cao. Ảnh: Văn Tuấn

Thực hiện Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh, đến nay, Yên Bái giải ngân hỗ trợ được 28.828 triệu đồng43.944,29 triệu đồng, đạt 65,6% kế hoạch.

Nhà thầu tập trung thi công Dự án cầu Giới Phiên, thành phố Yên Bái.

Hết tháng 11, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Yên Bái mới đạt 54,3% kế hoạch. Kết quả này đòi hỏi các đơn vị chủ đầu tư, ban quản lý dự án, sở, ngành liên quan cần có giải pháp tháo gỡ các nút thắt kìm hãm tiến độ giải ngân, bứt tốc để về đích theo kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục