Văn Chấn: Nhiều biện pháp giữ rừng trong mùa khô hạn

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/1/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trời đã vào tháng chạp và vùng Văn Chấn lâu lắm rồi vắng những hạt mưa, nắng hanh cộng với gió heo may khiến người ta dễ nổi da gà. Tiết trời thế này nguy cơ cháy rừng là rất cao và khả năng chữa cháy trở nên rất hạn chế. Hạt trưởng Kiểm lâm Văn Chấn - anh Lê Xuân Kết mở đầu buổi làm việc về công tác giữ rừng trong mùa khô hạn ở Văn Chấn như vậy.

Văn Chấn hiện có trên 15.880 ha rừng trồng.
Văn Chấn hiện có trên 15.880 ha rừng trồng.

Rồi anh nói tiếp: Huyện Văn Chấn hiện có 64.378 ha đất có rừng, trong đó rừng tự nhiên là 48.502 ha, rừng trồng 15.885 ha và diện tích có khả năng quy hoạch cho lâm nghiệp là 34.868 ha. Với diện tích rừng lớn, địa hình phức tạp lại trải rộng ở 31 xã thị trấn như vậy nên công tác PCCCR gặp rất nhiều khăn. Bên cạnh đó là tình trạng dân trí thấp, sự nhận thức về pháp luật còn hạn chế; đồng bào vùng cao do ít ruộng nên một bộ phận không nhỏ vẫn phải sống nhờ rừng, vì thế từ xưa đến nay tình trạng đốt nương, làm rẫy vẫn diễn ra thường xuyên. Ngoài yếu tố xã hội kể trên phải nói tới yếu tố tự nhiên, Văn Chấn được chia làm hai vùng rõ rệt, vùng ngoài lượng mưa tương đối lớn và đều, còn vùng trong (chiếm phần lớn diện tích) thường khô hanh, mưa ít, nắng nóng kéo dài từ tháng 10-11 năm trước đến tháng 4-5 năm sau, mùa khô hanh gió Tây nam thổi mạnh khiến nguy cơ cháy rừng càng trở nên gay gắt. Từ những vấn đề phức tạp kể trên, những năm qua huyện Văn Chấn đã triển khai, quán triệt và học tập nhiều văn bản của Nhà nước liên quan đến công tác bảo vệ, phát triển rừng đến quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó là việc kiện toàn các ban chỉ đạo PCCCR từ huyện đến cơ sở, lấy phòng cháy là chính và sẵn sàng tham gia cứu chữa khi có hỏa hoạn xảy ra. Mùa khô năm 2005 – 2006 vừa qua, Ban chỉ đạo PCCCR huyện Văn Chấn đã xây dựng và triển khai có hiệu quả Kế hoạch 36/2005/KH-UB  về công tác PCCCR. Nhờ vậy đã thành lập được 34 Ban chỉ đạo PCCCR, với 646 người tham gia, trong đó có 1 cấp huyện, 31 cấp xã và 2 lâm trường đứng chân trên địa bàn. Tại các thôn bản, huyện Văn Chấn cũng đã thành lập được 337 tổ, đội PCCCR với 3.920 người tham gia. Các xã thị trấn đều có phương án chữa cháy rừng cụ thể và sát hợp với tình hình địa phương. Lấy công tác tuyên truyền vận động làm chính nên toàn huyện đã tổ chức cho 26.404 lượt người ở các thôn bản học tập các tài liệu về bảo vệ rừng. Sau khi học tập đã tổ chức ký cam kết bảo vệ và PCCCR với tỷ lệ 86% số hộ tham gia học tập đã ký cam kết. Ngoài ra Ban chỉ đạo các cấp cũng đã phát tờ rơi, gắn áp phích tuyên truyền cũng như đặt mới, sửa chữa biển dự báo cấp độ cháy rừng và các biển cấm lửa. Do phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, nhất là việc tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân nên vụ Đông Xuân 2005-2006 toàn huyện không để xảy ra vụ cháy rừng nào. Đây là kết quả hết sức đáng mừng.

Phát huy kết quả đã đạt được, nhận thức rõ tính cấp thiết trong việc giữ rừng trong mùa khô hạn, huyện Văn Chấn đã đề ra phương châm: Phòng là chính - chữa cháy kịp thời, hiệu quả đảm bảo an toàn theo phương châm bốn tại chỗ. Theo đó, tiếp tục kiện toàn các Ban chỉ đạo, xây dựng phương án cụ thể, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, tiếp tục đầu tư, mua sắm các trang thiết bị thiết yếu; đẩy mạnh việc tuyên truyền vận động nhân dân và nâng cao hơn nữa trách nhiệm của chính quyền cơ sở cũng như các lực lượng chủ lực. Theo sự chỉ đạo của cấp huyện, thời điểm khô hanh nhất, toàn lực lượng phải ứng trực 24/24 giờ, tổ chức tuần tra, canh gác những khu rừng trọng điểm, nhất là những nơi có nguy cơ cháy cao; nâng cao vai trò trách nhiệm của các chủ rừng trong công tác PCCCR và tăng cường công tác thông tin, liên lạc, nắm bắt tình hình nhằm sớm phát hiện những vụ lâm tặc, những kẻ phá hoại cũng như những người thiếu ý thức, cố tình làm nương, mang lửa vào rừng sai quy định. Tình huống xảy ra cháy, địa phương phải tổ chức huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ để cứu rừng theo phương án đã đề ra. Khi vượt quá khả năng thì báo cho  BCĐ cấp huyện để bố trí lực lượng ứng cứu, điều tra, xác minh nguyên nhân và đánh giá mức độ thiệt hại.

Văn Chấn vẫn chưa trong thời điểm khô hanh, nắng hạn nhất của vụ đông Xuân năm 2006-2007 và mùa nương, rẫy của đồng bào còn chưa tới. Vì vậy, nguy cơ cháy rừng sẽ còn cao. Hơn nữa và đây thực sự là khó khăn, là nhiệm vụ hết sức nặng nề đòi hỏi các cấp, các ngành và nhất là đồng bào các dân tộc trong huyện cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Lê Phiên

Các tin khác

YBĐT - Năm 2006, vượt lên những khó khăn về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và điều kiện nhân lực, ngành Bưu chính viễn thông (BCVT) Yên Bái đã có nhiều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần quản lý chặt chẽ các hoạt động BCVT và công nghệ thông tin (CNTT) trên địa bàn tỉnh.

Chăn nuôi bò ở xã Tú Lệ (Văn Chấn). (Ảnh: Hoàng Nhâm)

YBĐT - Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế đất đai, lao động, đẩy nhanh tốc độ xoá đói giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn, tạo tư liệu sản xuất cho các hộ nghèo đặc biệt khó khăn và góp phần vào mục tiêu phát triển đàn bò của tỉnh đến năm 2010 có tổng đàn trên 50 ngàn con, ngày 29-7-2005, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án hỗ trợ chăn nuôi bò cho các hộ nghèo đặc biệt khó khăn của tỉnh trong năm 2005-2006.

YBĐT - Xã Cẩm Ân (Yên Bình) có ruộng đất ít, chủ yếu là đồi rừng và có trên 600 hộ, 2.800 khẩu. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung xoá đói giảm nghèo cuộc sống của người dân có những đổi thay đáng kể. Lúa ở Cẩm Ân đã cho năng suất cao hơn nhờ đưa các giống lúa mới vào gieo cấy trên toàn bộ diện tích 112 ha.

Đóng gói sản phẩm giấy vàng mã xuất khẩu ở Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái. (Ảnh: Minh Đức)

YBĐT - Xác định một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo của người dân là thất nghiệp và thiếu việc làm, UBND thị xã Nghĩa Lộ đã có nhiều biện pháp và dự án nhằm hỗ trợ việc làm cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục