Khởi sắc trong sản xuất CN- TTCN ngoài quốc doanh ở thành phố Yên Bái
- Cập nhật: Thứ hai, 15/1/2007 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Kết thúc năm 2006, giá trị tổng sản lượng sản xuất CN-TTCN thành phố Yên Bái ước đạt 80,1 tỉ đồng, bằng 106% kế hoạch năm, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2005. Trong đó khối kinh tế HTX đạt 4,56 tỷ đồng, chiếm 5,7% giá trị tổng sản lượng toàn ngành. Doanh nghiệp tư nhân chiếm 4,3 % , công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần đạt giá trị sản lượng 23,6 tỷ đồng, chiếm 29,4% giá trị tổng sản lượng toàn ngành. Còn lại hộ kinh tế hộ cá thể đạt 48,49 tỷ đồng chiếm 60,6% giá trị tổng sản lượng toàn ngành.
Chế biến gỗ và sản phẩm tre nứa đạt 174% kế hoạch.
|
Sản lượng các ngành: chế biến gỗ và sản phẩm tre nứa đạt 174% kế hoạch; sản xuất các sản phẩm từ kim loại đạt 132% kế hoạch; khai thác đá và mỏ cao lanh đạt 120% kế hoạch năm; sản xuất bột giấy đạt 140% kế hoạch. Tuy nhiên, vẫn còn một số ngành sản xuất chưa đạt kế hoạch năm là: may đo trang phục đạt 74%kế hoạch, sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic đạt 40%, chế biến lương thực thực phẩm và đồ uống đạt 85% kế hoạch.
Ông Nguyễn Trường Xuân - Trưởng phòng Kinh tế thành phố cho rằng: "Năm 2006, là năm đánh giá sự bứt phá đi lên trong sản xuất CN- TTCN của thành phố Yên Bái. Đầu năm tuy gặp khó khăn do giá cả thị trường biến động, dịch cúm gia cầm và mưa lũ lớn đã làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế song chỉ sau một thời gian biến động, các ngành sản xuất đã chủ động tìm lối ra đi vào ổn định sản xuất và từng bước phát triển, trong đó phải kể tới một số ngành sản xuất tiêu biểu như: khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất các sản phẩm từ kim loại, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ và chế biến thực phẩm..."Nhằm thúc đẩy sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển sâu rộng, đa dạng hoá các ngành nghề, ngay từ đầu năm, lãnh đạo thành phố đã trực tiếp tổ chức gặp mặt các cơ sở sản xuất kinh doanh để nghe ý kiến phản ánh, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, cũng như việc thực hiện các chính sách ưu đãi khuyến khích của tỉnh, thành phố để mọi thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư vào sản xuất trên địa bàn. Do làm tốt công tác tuyên truyền với các đối tác kinh tế đã thu hút nguồn vốn đầu tư vào xây dựng các cơ sở sản xuất. Vì vậy hiện nay cụm công nghiệp - TTCN tập trung Đầm Hồng đã có 8 dự án thuê đất đó là Công ty cổ phần Khoáng sản Thành công, Công ty Trường Phát, doanh nghiệp Tuổi trẻ; Dự án mạ điện của Điện lực Yên Bái, Công ty TNHH Đại Lộc, Công ty TNHH Sản xuất, thương mại và xây dựng Trần Hạnh... Tháng 8 năm 2006, thành phố tiếp tục đầu tư san tạo 6.500m2 mặt bằng đã giao cho Công ty cổ phần chế biến lâm sản Thành Đạt, hiện công ty đang hoàn thiện nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị để đi vào sản xuất kinh doanh trong năm 2007 với nguồn vốn đầu tư theo dự án tại đây khoảng 30 tỷ đồng, giá trị sản lượng năm 2006 đạt 3,5 tỷ đồng, chiếm 4% tổng giá trị sản lượng sản xuất CN- TTCN ngoài quốc doanh toàn thành phố. Năng động, nhanh nhạy trong cơ chế thị trường là bước đi lên vững chắc của doanh nghiệp.
Trong số các đơn vị đang tham gia sản xuất tại cụm công nghiệp - TTCN tập trung Đầm Hồng có 3 đơn vị sản xuất kinh doanh khá đó là Công ty cổ phần khoáng sản Thành Công, Công ty TNHH sản xuất thương mại và xây dựng Trần Hạnh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Phát. Công ty TNHH sản xuất thương mại và xây dựng Trần Hạnh - đơn vị thứ 2 ngoài tỉnh đầu tư sản xuất kinh doanh tại thành phố Yên Bái và đi vào sản xuất từ tháng 10 năm 2006, sau 3 tháng đi vào hoạt động đã sản xuất được trên 30.000m2 sản phẩm tôn các loại doanh thu trên 2 tỷ đồng. Sản phẩm của Công ty được khách hàng Yên Bái, Hà Nội, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang chấp nhận bởi sản phẩm đảm bảo chất lượng; sản xuất đến đâu tiêu thụ hết ngay đến đó tạo việc làm thu nhập cho hàng chục lao động. Công ty cổ phần Khoáng sản Thành Công sản xuất cao lanh chất lượng cao K80, mặc dù mới sử dụng 1/5 công suất thiết bị máy móc, nhưng năm qua đơn vị đã sản xuất được trên 4.000 tấn sản phẩm, đảm bảo việc làm thu nhập ổn định cho trên 40 lao động địa phương. Trong năm 2006 cùng với các doanh nghiệp, trên 600 đơn vị sản xuất cá thể cũng có nhiều đóng góp thiết thực tạo sự chuyển biến tích cực trong sản xuất ngoài quốc doanh. Khó khăn chung của các đơn vị sản xuất CN- TTCN ngoài quốc doanh hiện nay là nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh còn thiếu, một số chính sách còn chưa phù hợp với cơ sở sản xuất nhỏ. Yếu tố lớn nhất là thành phố còn gặp khó khăn về ngân sách nên việc mở rộng mặt bằng cho thuê tại cụm công nghiệp tập trung còn chậm…
Bước vào năm 2007, sản xuất CN- TTCN ngoài quốc doanh thành phố đang có khởi sắc mới, nhiều dự án đăng ký đầu tư vào sản xuất tại cụm CN-TTCN Đầm Hồng, đáng lưu ý là có dự án của Công ty cổ phần Tư vấn xây lắp công nghiệp và dân dụng đã được tỉnh cấp giấy chứng nhận chấp thuận dự án với tổng số vốn đầu tư 13 tỷ đồng. Dự kiến 9 đơn vị này đi vào sản xuất ổn định sẽ tạo được giá trị sản lượng năm đạt 7 tỷ đồng, tạo việc làm cho 220 lao động. Tháo gỡ những khó khăn về vốn, mặt bằng sản xuất, cơ chế chính sách... tin rằng ngành kinh tế chủ lực này sẽ không ngừng phát triển trong cơ chế thị trường.
Quỳnh Nga
Các tin khác
YBĐT - Mật ong Mù Cang Chải là một trong những đặc sản của Yên Bái. Từ lâu nó đã được người tiêu dùng gần xa ưa chuộng vì chất lượng mật tốt, màu vàng óng, sánh đặc, có tác dụng bồi bổ sức khoẻ và chữa bệnh rất tốt. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi có rừng núi hoang sơ, khí hậu trong lành, nhiều rừng và thảm thực vật phong phú, nhiều nguồn mật hoa quý như sơn tra, thảo quả, màng mủ, đào, mơ, mận, nếp nương…
YBĐT - Lâm Giang là xã vùng cao nằm ở phía Bắc huyện Văn Yên với diện tích tự nhiên 10.347 ha, dân số gần 7.800 khẩu-đứng thứ hai cả về dân số và diện tích sau thị trấn Mậu A. Nhưng bằng nhiều cách làm hay, hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phá thế độc canh cây mía, năm 2006 Lâm Giang đã tiến một bước dài trên lĩnh vực phát triển kinh tế và trở thành một trong những xã có nền kinh tế phát triển toàn diện nhất của huyện.
YBĐT - Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm Bính Tuất, chúng tôi trở lại Pá Hu, một xã vùng cao khó khăn của huyện Trạm Tấu đúng dịp đồng bào Mông nơi đây đang chuẩn bị đón tết.
YBĐT - Huyện Yên Bình được phê duyệt hỗ trợ kinh phí chăn nuôi bò cho các hộ nghèo đặc biệt khó khăn 200 con bò cái sinh sản. Sau khi thẩm định kiểm tra đối tượng hộ nghèo, UBND huyện phê duyệt và chuyển danh sách đến Ngân hàng Chính sách - xã hội huyện để vay vốn với mức 3 triệu đồng/ con, nhưng không quá 10 triệu đồng/ hộ và cán bộ kỹ thuật đến từng xã tập huấn kỹ thuật chọn con giống, kỹ thuật trồng cỏ, làm chuồng trại và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng.