Đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/3/2023 | 7:29:59 AM

YênBái - Gần 3 năm qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên các ngân hàng (NH) thương mại có rất nhiều chương trình ưu đãi lãi suất cho các doanh nghiệp (DN) và đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối NH - DN nhằm giải quyết nhu cầu nguồn vốn phục vụ đắc lực công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Người dân xã Giới Phiên thành phố Yên Bái giao dịch tín dụng với Ngân hàng Chính sách xã hội.
Người dân xã Giới Phiên thành phố Yên Bái giao dịch tín dụng với Ngân hàng Chính sách xã hội.

Không chỉ DN tìm đến NH, các NH đã chủ động tìm kiếm và kết nối với DN để nắm bắt, tìm hiểu nguyên nhân khó khăn trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) và cùng tìm giải pháp tháo gỡ để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng phục vụ SXKD, giúp DN sử dụng vốn vay hiệu quả. 

Ông Nguyễn Văn Hải - Giám đốc Công ty TNHH Chế biến gỗ rừng trồng ở xã Tân Nguyên huyện Yên Bình chia sẻ: "Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến gỗ ghép thanh nên DN cần nguồn vốn lớn vừa để sản xuất phân phối sản phẩm vừa dự trữ nguyên liệu. Ngoài cung cấp sản phẩm tới các DN trong nước, Công ty còn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài nên cần thời gian nhất định mới thanh toán được. Vì vậy, nguồn vốn luân chuyển lớn mới có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của DN”. 

Còn Hợp tác xã (HTX) Sản xuất chế biến nông sản Tây Bắc Hiền Vinh đăng ký 13 ngành nghề kinh doanh nhưng nghề kinh doanh chính là đánh bắt, chế biến và cung ứng các sản phẩm thủy sản, đặc biệt là đặc sản "Cá hồ Thác Bà”. Theo lãnh đạo HTX, năm 2020, HTX có 2 sản phẩm là cá mương sấy và cá rô phi lọc xương sấy được xếp hạng OCOP 3 sao cấp tỉnh. HTX cần nhiều vốn để SXKD, làm việc với NH, HTX chuẩn bị hồ sơ thủ tục pháp lý đầy đủ, chia sẻ toàn bộ mong muốn, kế hoạch và cả những khó khăn vướng mắc, từ đó, được NH chia sẻ và đồng hành suốt quá trình SXKD. 

Theo lãnh đạo Hiệp hội DN tỉnh, dù có nhiều DN được NH hỗ trợ từ vốn vay đến phương thức quản lý nhưng vẫn còn không ít DN nhỏ và vừa chưa đáp ứng đủ các điều kiện, chưa tiếp cận được vốn NH như: hệ thống kế toán, tài chính chưa được cập nhật thường xuyên, chưa đầy đủ thông tin hoặc thông tin thiếu minh bạch… 

Đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Yên Bái cho biết: Đơn vị đã và đang triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ tín dụng đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng như: triển khai chính sách tín dụng nông nghiệp và nông thôn; khuyến khích khách hàng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ... 

Để tiếp cận được vốn thì DN cần phải chứng minh được năng lực cũng như trình độ chuyên môn ngành nghề mình sản xuất; có phương án SXKD khả thi và có tài sản bảo đảm đáp ứng điều kiện quy mô vay vốn. Ngoài ra, phải minh bạch về tài chính và phương án sử dụng vốn. Thực tế NH không thể phát triển khi thiếu khách hàng và ngược lại DN khó phát triển khi thiếu nguồn vốn. 

Để tăng khả năng hấp thụ vốn cho DN, các cơ quan chức năng cần có giải pháp tăng tổng cầu, hỗ trợ thị trường, tiêu thụ sản phẩm đầu ra của DN. Bản thân các DN cũng phải tiến hành cơ cấu lại hoạt động nâng cao hiệu quả SXKD... 

Theo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái, hoạt động huy động vốn của các chi nhánh NH và quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn đến 28/2/2023 đạt 43.673 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cuối năm 2022. Trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 27.848 tỷ đồng, tăng 5,1%; chiếm gần 64% tổng nguồn vốn. 

Ước đến 31/3/2023, tổng nguồn vốn của các chi nhánh ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn đạt 44.100 tỷ đồng, tăng 4,5% so với cuối năm 2022, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 28.000 tỷ đồng, tăng 5,7% so với cuối năm 2022. Hoạt động cho vay đến 28/2/2023 đạt 37.062 tỷ đồng, tăng 0,7% so với cuối năm 2022. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 17.563 tỷ đồng, chiếm 47,3% tổng dư nợ; dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 19.499 tỷ đồng.

Ước đến 31/3/2023, tổng dư nợ cho vay trên toàn địa bàn đạt 37.300 tỷ đồng, tăng 1,3% so với cuối năm 2022 (năm 2022 đạt 3,8%), tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 19.680 tỷ đồng, chiếm 52,7% tổng dư nợ; dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 19.550 tỷ đồng, chiếm 47,2% tổng dư nợ; vốn tín dụng tiếp tục đầu tư cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, các DN nhỏ và vừa, giải ngân các dự án đã cam kết, cho vay các đối tượng chính sách - xã hội. 

Quang Thiều

Tags Yên Bái ngân hàng vay vốn thành phần kinh tế OCOP 3

Các tin khác
Người dân xã Minh Quân, huyện Trấn Yên trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây dâu.

3 tháng đầu năm, người dân Trấn Yên đã trồng mới được 90 ha, bằng 58,5% kế hoạch năm, nâng tổng diện tích dâu toàn huyện lên 999 ha.

Các đại biểu dự Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Yên Bái

Sáng 23/4, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến về giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể.

Số lượng vàng trúng thầu khoảng 20% khối lượng Ngân hàng Nhà nước mang ra đấu giá.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả đấu thầu vàng miếng ngày 23/4 với 2 thành viên trúng thầu 34 lô, tương đương 3.400 lượng vàng SJC...

Công ty Điện lực Hòa Bình cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 kV Mai Châu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Kế hoạch tổ chức số 2594/BCT-KHTC về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục