Hưởng ứng Tháng hành động Vì an toàn thực phẩm năm 2023: Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/4/2023 | 7:35:22 AM

YênBái - Chủ đề Tháng hành động Vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2023 là “Bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới” với mục tiêu xuyên suốt là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, ATTP...

Đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc phỏng vấn ông Lương Quốc Dũng - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Yên Bái về các giải pháp để thực hiện mục tiêu này.

P.V: Xin ông cho biết công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh năm qua và đến thời điểm này? Dự báo tình hình thời gian tới?


Ông Lương Quốc Dũng. 

Ông Lương Quốc Dũng: Thời gian qua, công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, đó là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các sở, ngành liên quan đã tích cực phối hợp, tham mưu hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về quản lý ATTP, cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh. Do vậy, sản phẩm thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến theo hướng dần an toàn hơn. 

Một số mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn được triển khai xây dựng và phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn của nhân dân trong tỉnh. Toàn tỉnh xây dựng 25 chuỗi giá trị cung cấp rau, thịt an toàn gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, trên 20 dự án chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP; cấp phép cho trên 60 mô hình giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo ATTP. 

Từ năm 2019 đến nay, với sự tham gia của một số tập đoàn trên địa bàn tỉnh thì bước đầu đã xây dựng trên 30 mô hình cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, chợ ATTP trên địa bàn thành phố, các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên.

Qua quá trình thanh, kiểm tra và giám sát mối nguy, cơ quan chức năng không phát hiện tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt; các vi phạm về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia thực phẩm, ô nhiễm vi sinh có xu hướng giảm. 

Về tình hình ngộ độc thực phẩm, trên địa bàn tỉnh trong năm 2022 chỉ xảy ra 1 vụ ngộ độc thực phẩm do ăn nấm chứa độc tố tự nhiên tại xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn với 5 ca mắc, không xảy ra tử vong. Từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 1 vụ ngộ độc rượu, ghi nhận 1 người mắc, 1 người  tử vong. Dự báo trong thời gian tới, việc đảm bảo ATTP hết sức phức tạp, đặc biệt tình hình ngộ độc do độc tố tự nhiên: nấm, cóc... thường xảy ra vào mùa mưa; tình hình đảm bảo ATTP trong bếp ăn tập thể trường học, khu công nghiệp...

P.V: Qua kiểm tra cũng cho thấy những thách thức đối với công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh hiện nay là không nhỏ. Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

Ông Lương Quốc Dũng: Yên Bái là thị trường tiêu thụ lớn lượng thực phẩm của các nơi khác, trong đó thực phẩm nhập lậu, kém chất lượng vẫn còn lưu thông trên thị trường, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn chủ yếu là cơ sở nhỏ, quy mô hộ gia đình (trang thiết bị, cơ sở vật chất đầu tư trong quá trình sản xuất ở nhiều công đoạn còn thô sơ, lạc hậu) tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATTP. 

Bên cạnh đó, tình trạng thực phẩm đã chế biến sẵn bán tại các chợ rất phổ biến, trong khi đó, điều kiện vệ sinh cơ sở, vệ sinh dụng cụ chế biến và vệ sinh cá nhân người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa bảo đảm; chưa xây dựng được nhiều vùng sản xuất nguyên liệu an toàn kết nối với hệ thống cung cấp thực phẩm sạch, việc kiểm soát giết mổ còn nhiều bất cập vì chưa có lò giết mổ tập trung đạt chuẩn… Đây là những khó khăn rất lớn trong việc kiểm soát được chất lượng nguồn nguyên liệu chế biến. 

Không chỉ vậy, nhận thức về ATTP của một số người sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm cũng như người tiêu dùng chưa đầy đủ, một số địa phương còn những tập quán lạc hậu nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt các bữa cỗ đông người ma chay, hiếu, hỉ... tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mất ATTP. Bên cạnh đó còn một vấn đề tương đối khó khăn đó là cùng với sự phát triển của mạng xã hội, bên cạnh những tiện ích thì việc kinh doanh thực phẩm qua Zalo, Facebook cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất VSATTP. Việc quản lý về ATTP đối với những cửa hàng online liên tỉnh và những cá nhân tự sản xuất vừa để tiêu dùng, vừa để kinh doanh là rất khó khăn.

P.V: Trước thực trạng này, xin ông cho biết những giải pháp cụ thể để triển khai tốt công tác quản lý về ATTP trong năm 2023?

Ông Lương Quốc Dũng: Tiếp tục bám sát chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 17 ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường đảm bảo an ninh, ATTP trong tình hình mới gắn với các nội dung trong thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trong tình hình mới; Kế hoạch số 117-KH/TU, ngày 03/3/2023 của Tỉnh ủy Yên Bái về thực hiện Chỉ thị 17 trên địa bàn tỉnh, đồng thời triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 46/KH-UBND, ngày 21/02/2023 triển khai công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh năm 2023. Đồng thời, tăng cường hoạt động liên ngành trong công tác bảo đảm ATTP, gắn trách nhiệm của UBND và Ban chỉ đạo ATTP các huyện, thị, thành phố đối với công tác ATTP. 

Cùng với đó, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ các chi cục thuộc các sở: Y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương. 

Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng ATTP sẽ tập trung công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất, kiểm nghiệm, giám sát hậu kiểm việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP. Xử lý nhanh, kịp thời các thông tin phản ánh mất ATTP thuộc lĩnh vực quản lý. Kiên quyết xử lý vi phạm trong nuôi trồng, giết mổ gia súc gia cầm, sản xuất chế biến nông lâm sản, thủy sản; trong sản xuất kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. 

Một giải pháp quan trọng nữa là thực hiện tốt hơn công tác thông tin, giáo dục truyền thông ATTP, đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, công khai kết quả kiểm tra, tên địa chỉ các cơ sở không bảo đảm ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức tuyên truyền tháng hành động Vì ATTP, tháng cao điểm về ATTP trên toàn tỉnh. 

Tiếp tục phổ biến Luật ATTP, Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP và các văn bản quy phạm pháp luật mới về ATTP. Tuyên truyền, hướng dẫn các kiến thức về ATTP tới các nhóm đối tượng: người quản lý, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm. Tổ chức các buổi truyền thông cộng đồng, phổ biến các kiến thức về ATTP và hướng dẫn chế biến, bảo quản, sử dụng thực phẩm an toàn, ký cam kết ATTP.

Tháng hành động vì ATTP được tổ chức từ ngày 15/4 - 15/5/2023 với Chủ đề "Bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới”. Năm nay, Ban chỉ đạo ATTP tỉnh sẽ tổ chức lễ phát động tại thành phố Yên Bái. Triển khai thực hiện tốt Tháng hành động vì ATTP sẽ tạo ra bước đột phá, sự chuyển biến tích cực trong việc chấp hành pháp luật về ATTP, đồng thời nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

P.V: Trân trọng cảm ơn ông!

Trần Minh (thực hiện)

Tags Tháng hành động an toàn thực phẩm VietGAP chuỗi giá trị ngộ độc thực phẩm

Các tin khác
Người nộp thuế giải quyết thủ tục thuế tại bộ phận “một cửa” Chi cục Thuế thành phố Yên Bái.

Năm 2023, tỉnh được Bộ Tài chính giao dự toán thu ngân sách (TNS) là 3.207 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao tại Nghị quyết số 61/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 là 5.200 tỷ đồng. Trong đó: thu cân đối 2.500 tỷ đồng; thu tiền thuê đất trả tiền một lần 150 tỷ đồng; thu tiền sử dụng đất 2.050 tỷ đồng; xổ số kiến thiết 40 tỷ đồng; thu xuất nhập khẩu 460 tỷ đồng.

Ảnh minh họa.

Tổng vốn đầu tư phát triển quý I/2023 của tỉnh Yên Bái ước đạt trên 3.000 tỷ đồng, bằng 15,5% kế hoạch, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2022, bằng 102,8% kịch bản tăng trưởng. Kết quả giải ngân các nguồn vốn đạt 14,8% kế hoạch, cao hơn so với bình quân cả nước (cả nước đạt 9,7%).

Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa các doanh nghiệp tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư đầu năm 2023 do UBND tỉnh tổ chức.

Đã trở thành một hoạt động thường niên, nhiều năm nay, tỉnh Yên Bái tổ chức gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư vào đầu xuân năm mới. Không khí của mùa xuân mới mang tới nhiều hy vọng, mong ước tốt đẹp khởi đầu với nỗ lực, quyết tâm của tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp. Không chỉ là gặp mặt mà quan trọng nhất là tìm gặp nhau ở mục tiêu chung, ở con đường cùng nhau tiến bước.

Một buổi giao dịch vay vốn tín dụng chính sách tại điểm giao dịch xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu.

Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái tích cực củng cố, nâng cao hiệu quả phương thức ủy thác cho vay vốn tín dụng chính sách (TDCS) qua các tổ chức chính trị - xã hội (CTXH). Qua đó, chuyển tải dòng vốn TDCS kịp thời đến với người nghèo, đối tượng chính sách (ĐTCS) khác, giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục