Nghĩa Phúc phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/4/2023 | 7:28:27 AM

YênBái - Sau hơn 2 năm triển khai Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh (NQ69), xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ đã có hơn chục hộ đăng ký xây dựng mô hình và đã có 8 mô hình hoàn thành và được nghiệm thu, với 6 mô hình chăn nuôi lợn, 2 mô hình chăn nuôi trâu, bò, góp phần nâng tổng đàn gia súc chính của xã năm 2022 lên 2.550 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt hơn 166 tấn.

Mô hình nuôi lợn của ông Lò Văn Thái, thôn Ả Hạ cho thu nhập khá và ổn định.
Mô hình nuôi lợn của ông Lò Văn Thái, thôn Ả Hạ cho thu nhập khá và ổn định.

Với mong muốn nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần được tốt hơn, năm 2021, khi địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh (NQ69) về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, ông Lò Văn Thái, thôn Ả Hạ xã Nghĩa Phúc; thị xã Nghĩa Lộ mạnh dạn đầu tư xây dựng nâng cấp, chỉnh trang hệ thống chuồng trại của gia đình cho phù hợp và đăng ký thực hiện mô hình chăn nuôi lợn nái với quy mô 15 nái mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Ông Thái cho biết: "Gia đình tôi chăn nuôi lợn từ nhiều năm nay. Tôi nhận thấy những năm gần đây, chăn nuôi lợn thịt chi phí ngày càng cao do giá cám tăng mà chăm sóc phức tạp, nhất là phòng chống dịch bệnh. Năm 2021, sau nhiều chuyến đi tham quan, nghiên cứu các mô hình khác nhau, nhất là động lực từ NQ69, tôi chuyển sang phát triển mô hình chăn nuôi lợn nái quy mô 15 con”. 

Hiện, ngoài 15 con lợn nái, ông Thái luôn duy trì số đầu lợn con trong chuồng trên 50. Với kinh nghiệm chăm sóc, phòng chống dịch bệnh và chi phí nuôi lợn nái thấp hơn, giá bán lợn con giống cũng ổn định hơn nên sau khi trừ chi phí, ông Thái có thu nhập trung bình trên 150 triệu đồng/năm. 

Cùng với các mô hình chăn nuôi lợn ở Nghĩa Phúc năm 2022, ông Hoàng Văn Đinh, thôn Bản Bay cũng mạnh dạn đầu tư sửa chữa, mở rộng chuồng trại và mua con giống về phát triển mô hình chăn nuôi trâu, bò 10 con trở lên/mô hình theo NQ69. 

Ông Đinh chia sẻ: "Ban đầu, gia đình tôi chỉ chăn trâu để lấy sức cày kéo làm nông nghiệp, nhưng giờ thì chủ yếu sử dụng cơ giới nên với diện tích đất trồng cỏ sẵn có và tận dụng rơm rạ để làm thức ăn chăn nuôi, tôi đã vay mượn thêm vốn từ anh em họ hàng cùng với nguồn hỗ trợ từ NQ 69 để đầu tư mô hình nuôi trâu, bò từ 10 con trở lên. Hiện, đàn vật nuôi đang phát triển tốt và tôi coi đây là hướng đi phù hợp để từng bước đưa kinh tế gia đình vươn lên”. 

Sau hơn 2 năm triển khai NQ69 của HĐND tỉnh, xã Nghĩa Phúc đã có hơn chục hộ đăng ký xây dựng mô hình và đã có 8 mô hình hoàn thành và được nghiệm thu, với 6 mô hình chăn nuôi lợn, 2 mô hình chăn nuôi trâu, bò đã góp phần nâng tổng đàn gia súc chính của xã năm 2022 lên 2.550 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt hơn 166 tấn. 

Ngoài ra, xác định việc phát triển kinh tế hộ luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nên cùng với vận dụng hiệu quả mọi nguồn lực, chính sách đầu tư của Nhà nước thì Nghĩa Phúc đã tạo điều kiện để người dân được tiếp cận các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại và cây, con giống mới, khuyến khích nhân dân liên kết sản xuất, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản xuất các sản phẩm đặc sản, chất lượng cao, có tính cạnh tranh trên thị trường... 

Đến nay, xã đã phát triển được 1 hợp tác xã và 17 tổ hợp tác sản xuất, 94 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bán lẻ hàng hóa, thương mại dịch vụ. Điển hình là các tổ hợp tác chăn nuôi dế, nuôi vịt, nuôi tằm, nuôi thủy sản, cơ khí, xây dựng, buôn bán vật tư nông nghiệp... góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.  

Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của bà con từng bước được nâng lên trong những năm qua, giúp Nghĩa Phúc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Riêng năm 2022, xã có 44 chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội thì có 43 chỉ tiêu đạt và vượt. Đây là tiền đề quan trọng để xã phấn đấu xây dựng xã nông thôn mới nâng cao trong thời gian tới.

A Mua

Tags Nghĩa Phúc thị xã Nghĩa Lộ Nghị quyết 69

Các tin khác
Nhân viên Điện lực huyện Yên Bình quảng bá dịch vụ điện của đơn vị và những lợi ích của khách hàng khi tham gia.

Thời gian qua, Công ty Điện lực Yên Bái (PCYB) đã mang đến khách hàng những dịch vụ điện chất lượng với phong cách phục vụ chuyên nghiệp và được khách hàng đánh giá cao. Hiện nay, PCYB đã và đang cung cấp các loại hình dịch vụ điện đối với các công trình điện thuộc sở hữu của khách hàng gồm: dịch vụ quản lý vận hành thuê lưới điện; lắp đặt, sửa chữa dây sau công tơ; thí nghiệm, nghiệm thu đóng điện công trình điện; tư vấn thiết kế đường dây và trạm biến áp; thi công, đấu nối hotline công trình điện…

Cán bộ Chi cục Thuế huyện Yên Bình trao đổi nghiệp vụ, chuyên môn.

Năm 2023, huyện Yên Bình được tỉnh giao dự toán thu ngân sách (TNS) Nhà nước đầu năm là 383,4 tỷ đồng. Trong đó, thu từ tiền giao đất là 140 tỷ đồng. Để hoàn thành được kế hoạch trên, huyện đã, đang triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thuế phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Lãnh đạo Cục Thuế Yên Bái tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.

Ngày 20/4, Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác quản lý, phòng chống gian lận trong sử dụng hóa đơn điện tử (HDĐT). Hội nghị đã lắng nghe ý kiến, kinh nghiệm, đề xuất cách làm từ các cục, vụ trực thuộc Tổng cục Thuế, cục thuế các địa phương nhằm đẩy lùi vấn nạn mua bán HDĐT bất hợp pháp.

Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Lục Yên hướng dẫn người dân thôn Khau Ca, xã An Phú cách trồng, chăm sóc cây tre măng Bát độ.

Với ưu điểm vốn đầu tư ít, sớm cho thu hoạch, thời gian thu hoạch dài, ít sâu bệnh, dễ trồng, năng suất cao, cây tre măng Bát độ đang được nhiều hộ dân ở huyện Lục Yên đưa vào trồng. Đây là cây trồng triển vọng, hứa hẹn giúp người dân trên địa bàn huyện nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục