Quế - cây chủ lực trong phát triển kinh tế ở Yên Hợp

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/5/2023 | 7:57:56 AM

YênBái - Đến nay, toàn xã Yên Hợp có trên 800 ha quế và cho khai thác bình quân từ 70 - 80 ha/năm, thu về trên 20 tỷ đồng.

Công ty Hương Gia Vị Sơn Hà tại xã Yên Hợp hàng năm thu mua 3.000 tấn quế, tạo việc làm thường xuyên cho trên 200 lao động với thu nhập từ 6  - 7 triệu đồng/người/tháng.
Công ty Hương Gia Vị Sơn Hà tại xã Yên Hợp hàng năm thu mua 3.000 tấn quế, tạo việc làm thường xuyên cho trên 200 lao động với thu nhập từ 6 - 7 triệu đồng/người/tháng.

 
Những năm gần đây, người dân Yên Hợp tập trung thâm canh lúa chất lượng cao, trồng chuối ngự, hộ chăn nuôi bán công nghiệp, đặc biệt là khai thác tốt tiềm năng đất đai để đưa cây quế trở thành cây chủ lực kinh tế của địa phương.

Những năm trước đây, đời sống của nhân dân ở Yên Hợp, huyện Văn Yên gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo cao, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây; đặc biệt là sau khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, xã đã tập trung khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh, tuyên truyền xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại của một bộ phận người dân vào Nhà nước, nên đời sống của nhân dân chuyển biến rõ nét.

Ông Hà Quang Hồng - Trưởng thôn Yên Hòa cho biết: "Trước đây, đời sống của nhiều hộ dân trong thôn rất khó khăn. Gần đây, nhờ chú trọng phát triển kinh tế như: thâm canh lúa chất lượng cao, trồng chuối ngự, chăn nuôi bán công nghiệp, đặc biệt là trồng quế, nên diện mạo của thôn thay đổi mạnh mẽ”. Thôn Yên Hòa hiện có 217 hộ thì có trên 90% số hộ trồng quế và hộ nhiều thì có từ 5 - 10 ha, hộ ít cũng có vài sào. 

Ông Nguyễn Văn Tâm là người có kinh nghiệm trồng quế nhiều năm nay, hiện đang sở hữu trên 6 ha quế, hàng năm thu nhập từ quế đạt hơn 100 triệu đồng. Ông cho biết: "So với trồng các loại cây khác thì cây quế đem lại nhiều lợi ích kinh tế. Nhờ cây quế nên gia đình tôi có được cuộc sống khá giả hơn, các con được học hành đầy đủ”. Trong xã Yên Hợp còn khá nhiều hộ giàu lên nhờ quế, tiêu biểu như hộ ông Vũ Văn Khánh, Vũ Văn Dũng… 

Hiện, xã Yên Hợp có 1.219 hộ, với 4.141 khẩu, sinh sống ở 5 thôn. Những năm gần đây, người dân Yên Hợp tập trung thâm canh lúa chất lượng cao, trồng chuối ngự, hộ chăn nuôi bán công nghiệp, đặc biệt là khai thác tốt tiềm năng đất đai để đưa cây quế trở thành cây chủ lực kinh tế của địa phương. 

Đồng chí Bùi Xuân Thành - Chủ tịch UBND xã cho biết: phát huy tiềm năng và lợi thế của địa phương, xã đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân vươn lên từ nội lực. Ngoài 68 ha lúa nước, 7 ha đất hoa màu, 12 ha nuôi trồng thủy sản, 110 ha cây trồng lâu năm… Hàng năm, xã chỉ đạo nhân dân trồng mới 40 - 60 ha cây quế. Đến nay, toàn xã có trên 800 ha quế và cho khai thác bình quân từ 70 - 80 ha/năm, thu về trên 20 tỷ đồng.

Cùng đó, Yên Hợp còn chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn. Hiện, xã đã được quy hoạch khu công nghiệp trên 40 ha; toàn xã có 9 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các lĩnh vực: chế biến gỗ rừng trồng, kinh doanh xăng dầu, sản xuất giấy đế, chế biến vỏ quế… 

Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đã thu hút hơn 1.200 lao động địa phương; trong đó, Công ty Hương Gia Vị Sơn Hà tạo việc làm thường xuyên trên 200 người có thu nhập từ 6  - 7 triệu đồng/tháng.

Nhờ tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật, đầu tư thâm canh có chiều sâu cho phát triển nông lâm nghiệp, đến nay, đời sống của nhân dân xã Yên Hợp không ngừng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 47,2 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 7,31%; đường nhựa và bê tông hóa đạt 100%… Đó là tiền đề quan trọng để Yên Hợp phấn đấu cán đích nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024.

Văn Tuấn

Các tin khác
Giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh hàng triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới hôm nay (14/5) quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư chốt lời trước dữ liệu lạm phát được công bố. Trong nước, giá vàng nhẫn giảm khá mạnh, niêm yết cao nhất ở mức 76,8 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC tiếp tục giảm về 90 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng SJC.

Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng SJC tiếp theo vào ngày mai (14/5). Giá tham chiếu để tính giá đặt cọc là 88 triệu đồng/lượng. Theo Ngân hàng Nhà nước, phiên đấu thầu vàng miếng sẽ được tổ chức vào lúc 9h30 sáng thứ Ba (14/5), tại Cục Dự trữ và Quản lý ngoại hối. Khối lượng vàng miếng SJC dự kiến đấu thầu là 16.800 lượng.

Mô hình trồng chanh tứ thời của hội viên Phạm Văn Luân ở thôn 4, xã Việt Cường cho thu nhập ổn định.

Bằng nhiều hình thức, hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) xã Việt Cường, huyện Trấn Yên tiếp tục có những bước chuyển biến tích cực, trong đó hướng nhiều đến việc gắn nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên nông thôn, giúp hội viên, thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Đến nay, Văn Yên đã kiên cố hóa mặt đường 47,6/50,633 km, bằng 94,2% khối lượng giao theo kế hoạch làm đường giao thông nông thôn đợt 1/2024.

Đến hết tháng 4/2024, tổng vốn đầu tư phát triển toàn huyện Văn Yên đạt 1.520/3.340 tỷ đồng, bằng 45,5% kế hoạch, tăng 37,2% so với cùng kỳ 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục