Phân loại hàng hoá, dịch vụ được giảm 2% VAT: Doanh nghiệp không biết làm đúng hay sai

  • Cập nhật: Chủ nhật, 25/6/2023 | 7:10:09 AM

VCCI cho biết, các doanh nghiệp phản ánh rằng, việc phân loại hàng hoá, dịch vụ nào được hưởng thuế suất 8% hay 10% rất phức tạp và quá nhiều rủi ro.

VCCI cho rằng việc phân loại hàng hoá, dịch vụ để hưởng thuế VAT là phức tạp và rủi ro.
VCCI cho rằng việc phân loại hàng hoá, dịch vụ để hưởng thuế VAT là phức tạp và rủi ro.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính góp ý dự thảo Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2%. VCCI cho rằng, quy định từ ngày 01/07/2023, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8% và từ ngày 01/01/2024 sẽ tăng lại từ 8% lên 10% chắc chắn sẽ tác động đến việc thực hiện các biện pháp quản lý giá như: nhà nước định giá, đăng ký giá, kê khai giá và niêm yết giá.

Ví dụ, đối với trường hợp doanh nghiệp đã kê khai giá, đăng ký giá (đã bao gồm thuế) thì có cần phải giảm giá tương ứng với phần giảm thuế 2% không hay vẫn áp dụng giá cũ?. Doanh nghiệp có cần làm thủ tục kê khai, đăng ký giá đã điều chỉnh không?

Một số loại hàng hoá, dịch vụ có thể giảm giá 2% khá dễ dàng. Nhưng một số loại hàng hoá, dịch vụ có giá đã được làm tròn để dễ thanh toán thì việc điều chỉnh giá biên độ nhỏ 2% sẽ không khả thi. Ví dụ, doanh nghiệp bưu chính chuyển phát đã kê khai giá 5.000 đồng/km, nếu phải giảm xuống còn 4.909 đồng/km sẽ rất phức tạp.

Với các lý do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định hướng dẫn các trường hợp đang được quản lý giá khi giảm thuế VAT, theo hướng doanh nghiệp không cần làm thủ tục điều chỉnh giá và được phép áp dụng giá đã đăng ký, kê khai.

Trên thực tế, VCCI cũng ghi nhận từ các doanh nghiệp phản ánh rằng, việc phân loại hàng hoá, dịch vụ nào được hưởng thuế suất 8% hay 10% theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP là rất phức tạp và quá nhiều rủi ro.

Các doanh nghiệp không biết mình thực hiện đúng hay sai. Nhiều trường hợp hai doanh nghiệp mua bán hàng hoá với nhau nhưng không thống nhất được áp dụng thuế suất 8% hay 10% khiến hợp đồng không thể thực hiện được.

Bản thân cơ quan thuế, cơ quan hải quan cũng lúng túng trong việc phân loại hàng hoá, dịch vụ để áp dụng. Điều này thậm chí còn gây nguy cơ nhũng nhiễu, tiêu cực khi doanh nghiệp bị thanh kiểm tra do cơ quan nhà nước có thể diễn giải quy định theo nhiều cách khách nhau.

(Theo VNF)

Các tin khác
Cơ chế mua bán điện trực tiếp tức nhà sản xuất năng lượng tái tạo có thể bán trực tiếp cho khách hàng.

Việc thực hiện thí điểm mua bán điện trực tiếp (DPPA) giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện sau nhiều năm nghiên cứu vẫn đang 'tắc'. Với thiết kế mới, việc mua bán điện 'trực tiếp' cũng không còn ý nghĩa như ban đầu.

Với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Quốc hội đồng ý giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% từ ngày 1/7 đến cuối năm nay, trừ nhóm hàng viễn thông, bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng.

Giải phóng mặt bằng (GPMB) cho các dự án lâu nay là việc khó làm do hay có khúc mắc giữa chính quyền và người dân. Vậy Văn Yên đã làm thế nào để mở "nút thắt" GPMB cho khoảng 20 công trình, dự án khác nhau với tổng số diện tích đất thu hồi hơn 300 ha, liên quan tới hơn 3.500 hộ dân trên địa bàn thời gian qua. Mời các bạn cùng phóng viên Báo Yên Bái điện tử đi tìm câu trả lời!

Quang cảnh Diễn đàn.

Sáng 23/6, tại huyện Văn Yên, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các cơ quan liên quan tổ chức Diễn đàn điều phối lần thứ Nhất về “Phát triển khu vực tư nhân vì sự phát triển của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) 3 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và Yên Bái”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục