Bạch Hà - đường ô tô đã đến tận thôn

  • Cập nhật: Thứ hai, 2/4/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Bạch Hà - xã vùng sâu của huyện Yên Bình trước đây đi lại rất khó khăn. Những năm gần đây, cùng với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, xã tích cực huy động sức dân làm đường và ô tô về trung tâm xã và bây giờ thì ô tô đã về được tới thôn bằng những con đường bê tông.

Đường bê tông vào bản Chiềng Pằn, xã Gia Hội (Văn Chấn).   (Ảnh: Pa Ri)
Đường bê tông vào bản Chiềng Pằn, xã Gia Hội (Văn Chấn). (Ảnh: Pa Ri)

Con đường đất gồ ghề nối từ quốc lộ 37, qua xã Yên Bình đến Bạch Hà trước đây, giờ nhiều đoạn đã được bê tông hoá, còn lại đều đã được rải cấp phối giúp cho việc giao lưu đi lại thuận tiện. Tất cả các tuyến đường liên thôn, bản, ô tô có thể đi lại được trong đó một số tuyến đã được bê tông hoá. Cuộc sống của đồng bào lương, giáo nơi đây đang thực sự đổi thay. Hai bên đường dẫn vào trung tâm xã, những ngôi nhà mới xây đã mọc lên nhiều hơn. Các sản phẩm nông lâm nghiệp như: sắn cao sản, gia súc, gia cầm, gỗ rừng trồng đều được tiêu thụ thuận lợi.

Ông Trần Văn Nguyên - Bí thư Đảng uỷ xã cho biết: "Bắt đầu vào năm 2001, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước thông qua nguồn vốn kích cầu đầu tư 60%, nhân dân đóng góp 40%, xã bắt đầu tiến hành bê tông hoá 1 km đầu tiên. Nghe sẽ có đường bê tông, bà con ai cũng phấn khởi, nhưng khi thực hiện vận động đóng góp mới thấy nhiều vướng mắc. Bà con ở những thôn xa cho rằng mình không được hưởng lợi nên không muốn đóng góp; nhà có điều kiện kinh tế khó khăn thì nảy sinh tâm lý do dự... Nhưng do thực hiện tốt qui chế dân chủ tổ chức họp tới tận thôn, bản, giải thích rõ cho dân việc đóng góp này là vì lợi ích chung của nhân dân trong xã, khi nào bê tông xong tuyến trục chính này thì nhân dân toàn xã tiếp tục đóng góp làm các tuyến đường liên thôn nên bà con thấy hợp lòng và đồng tình đóng góp."

Nhưng đến khi bắt tay vào bê tông hoá xong 3/5 km đường từ Yên Bình vào Bạch Hà đi Vũ Linh thì mọi việc chưa hết gian nan.

Năm 2001, làm 1 km đầu tiên do chưa có kinh nghiệm, xã đã giao cho từng thôn san gạt nền đường, huy động dân lấy cát sỏi, làm khuôn và tự đổ bê tông. Do chất lượng cát, sỏi chưa đúng yêu cầu, kỹ thuật đổ bê tông không có nên chất lượng đường chưa cao.

 Các đợt tiếp theo từ năm 2002 trở đi đến 2005 xã tiếp tục huy động sức dân bê tông hóa thêm 2 km đường trên tuyến. Nhưng rút kinh nghiệm từ các đợt trước, ở những đợt này xã đã họp và thống nhất với dân đóng góp tiền thay ngày công, cải tiến phương thức thi công bằng cơ giới; thuê máy ủi và đội đổ bê tông chuyên nghiệp nên chất lượng đường cao hơn.

Tuy nhiên, do trượt giá, những năm đầu làm 1km đường chỉ hết 600 - 700 triệu thì đến năm 2004 đã lên 800 triệu đồng nên việc điều chỉnh đóng góp gặp khó khăn. Mặc dù vậy, cùng với hoàn thành bê tông hoá 3 km đường trước đây, năm 2006 với phương châm Nhà nước đóng góp 80%, nhân dân đóng góp 20%, tổng số toàn xã có 3.878 khẩu, đóng góp mỗi khẩu 40.000 đồng được 140 triệu đồng vẫn làm mới hơn 2 km đường  cấp phối từ Bạch Hà đi Vũ Linh.

Điều đáng mừng là thông qua huy động lao động xã hội và nguồn đầu tư của Nhà nước, đến nay Bạch Hà có tổng số 12 km đường kể cả đường liên xã và vào 8 thôn, bản đều đã đi lại được bằng ô tô.

Ngoài 5 km đường liên xã Yên Bình đi Bạch Hà - Vũ Linh đã được bê tông và cấp phối, còn 7 km đường vào các thôn, đã bê tông hoá và cấp phối được khoảng 2 km vào thôn Hồ Sen, Gò Chùa, Phai Thao, Ngòi Lẻn. Còn lại 5 km đi các thôn: Ngòi Giàng, Ngọn Ngòi, Hàm Rồng, Ngòi Chùa, xã đang tiếp tục huy động nhân dân đóng góp cùng Nhà nước mỗi năm làm từ đến 2 thôn, để hoàn thành cấp phối và cứng hoá vào năm 2010.

Năm 2007 xã đang tiếp tục huy động 3.000 khẩu đóng góp, mỗi hộ 20.000 đồng, đầu tư 60 triệu đồng mở mới tuyến đường từ thôn Hồ Sen nối với tuyến Bạch Hà - Yên Bình, giúp cho dân không phải đi  đường vòng rút ngắn được 1 km  đi từ thôn ra trung tâm xã.

Do thực hiện tốt qui chế dân chủ, tích cực vận động nhân dân đóng góp làm đường nông thôn; bà con các dân tộc Cao Lan, Dao, Tày ở Bạch Hà đang đoàn kết chung sức, chung lòng hoàn thiện hệ thống giao thông xã, xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Đào Minh

Các tin khác

YBĐT - Vụ đông xuân 2006 - 2007, huyện Trấn Yên gieo cấy được 814 ha lúa chất lượng cao, vượt 8,5% so với kế hoạch đề ra.

YBĐT - Lãnh đạo huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa có cuộc họp với 3 xã là Nà Hẩu, Mỏ Vàng và Đại Sơn bàn giải pháp tìm đầu ra cho cây thảo quả ở xã Nà Hẩu; việc phân định rõ ranh giới trên thực địa giữa hai xã Đại Sơn và Nà Hẩu; vấn đề giải phóng mặt bằng tại xã Mỏ Vàng...

Công nhân Lâm trường Púng luông kẻ biển báo hiệu cấp độ cảnh báo cháy rừng đông xuân 2007.

YBĐT - Xã Púng Luông (huyện Mù Cang Chải) có gần 3.800 ha rừng. Trong đó có trên 1.547 ha rừng trồng, trên 1.300 ha rừng khoanh nuôi và 848 ha rừng tự nhiên.

Sản xuất giấy đế ở Công ty Cổ phần nông lâm sản thực phẩm Yên Bái (Ảnh: Thành Trung)

YBĐT - Trong 3 tháng đầu năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Trấn Yên tiếp tục tăng, ước đạt trên 7 tỷ đồng (giá cố định 1994), tăng trên 3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2006, bằng 14,8% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục