Phân cấp cho địa phương thực hiện thủ tục giao biển, giao đất

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/7/2023 | 2:19:31 PM

Ngày 24/7, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 286/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự thảo Nghị định quy định lấn biển.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Thông báo nêu rõ: Việc xây dựng Nghị định lấn biển là nhiệm vụ cấp thiết đã được Quốc hội giao tại Nghị quyết số 134/2020/QH14 ngày 17/11/2020. Nghị định sẽ là khung khổ pháp lý cho khuyến khích thực hiện khai hoang, phục hóa, lấn biển theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và thực hiện mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13/11/2021 về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở dự thảo Nghị định đã được các thành viên Chính phủ cho ý kiến; căn cứ vào Điều 9 của Luật Đất đai về khuyến khích khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; mục tiêu của Nghị quyết số 18-NQ/TW và yêu cầu từ thực tiễn của các địa phương có biển để làm rõ cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn của việc ban hành Nghị định.

Thực hiện phân cấp cho các địa phương thực hiện thủ tục giao khu vực biển để lấn biển và giao đất, cho thuê đất để đảm bảo thống nhất, đơn giản hóa thủ tục hành chính, rà soát các quy định chuyển tiếp theo ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Tư pháp đảm bảo chặt chẽ, không hợp thức hóa các trường hợp vi phạm pháp luật trước thời điểm có hiệu lực của Nghị định; hoàn chỉnh hồ sơ, tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 26/7/2023.

(Theo CAND)

Các tin khác
Các hộ chăn nuôi cần thường xuyên phun tiêu độc chuồng trại và môi trường xung quanh để góp phần hạn chế dịch bệnh phát sinh, lây lan.

Từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước xảy ra 6 ổ dịch nhiệt thán tại 3 tỉnh: Hà Giang, Điện Biên và Lai Châu với tổng số trâu, bò mắc bệnh và tiêu hủy là 200 con; ghi nhận 17 người mắc bệnh nhiệt thán (còn gọi là bệnh than). Đối với tỉnh Yên Bái, từ trước đến nay chưa xảy ra bệnh nhiệt thán trên đàn trâu, bò. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp và sự nguy hiểm của dịch bệnh, ngành chuyên môn, các địa phương, người chăn nuôi tăng cường các biện pháp để bảo vệ đàn vật nuôi.

Nông dân xã Cao Phạ đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa mùa.

Để đảm bảo năng suất, sản lượng, những ngày này, huyện Mù Cang Chải chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung bón thúc, thăm đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc lúa mùa.

Người nộp thuế đến giao dịch tại “Bộ phận một cửa” Chi cục Thuế thành phố Yên Bái.

Thời gian qua, công tác tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế (NNT) của Cục thuế tỉnh được triển khai thông qua nhiều hình thức: triển khai trực tiếp, gửi văn bản thông tin đến NNT qua emai của các doanh nghiệp (DN), thông tin qua các cơ quan tuyên truyền, thông tấn, báo chí trên địa bàn…; qua đó, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ của ngành.

Ông Vũ Xuân Đao (bên phải) ở thôn Đoàn Kết, xã Âu Lâu cùng người chăn nuôi phấn khởi khi giá lợn hơi tăng.

Sau một thời gian dài duy trì ở mức dưới giá thành, khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng, từ tháng 6/2023, giá lợn, gà bắt đầu tăng mạnh và hiện tại đạt mức 65.000 - 66.000 đồng/kg, giúp người chăn nuôi có lãi và dần phục hồi sản xuất. Cùng đó, giá thức ăn chăn nuôi cũng “hạ nhiệt”, góp phần giảm chi phí sản xuất. Đây là tín hiệu vui, tạo đà cho ngành chăn nuôi khởi sắc những tháng cuối năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục