Văn Chấn phát triển ngành nông nghiệp theo Nghị quyết 20

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/8/2023 | 7:28:39 AM

YênBái - Thực hiện Nghị quyết số 20 về “Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025", Đảng bộ huyện Văn Chấn đã đạt kết quả đáng khích lệ.

Cam là một trong những sản phẩm chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của nông dân Văn Chấn.
Cam là một trong những sản phẩm chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của nông dân Văn Chấn.

Để Nghị quyết (NQ) 20 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh sớm được triển khai thực hiện, Ban Thường vụ Huyện ủy Văn Chấn đã ban hành Kế hoạch số 31 về phổ biến, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, đề án của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cụ thể hóa triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025... 

Đồng thời, giao UBND huyện phân công nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện NQ 20. Hướng dẫn các cơ quan truyền thông xây dựng kế hoạch phổ biến thông tin, tuyên truyền nội dung cơ bản của NQ 20 trên hệ thống truyền thanh cơ sở...

Cùng đó, việc áp dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông - lâm nghiệp được triển khai tích cực. Hiện tại toàn huyện đã có trên 90% diện tích lúa, ngô được gieo cấy bằng các giống mới; các quy trình canh tác tiên tiến đã được đưa vào sản xuất. 

Đồng thời, huyện tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho trên 7.000 lượt nông dân về kiến thức sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn trực tiếp tại vườn, ruộng, tại hộ cho trên 10.000 lượt hộ; cấp phát trên 10.000 tờ rơi về kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng và vật nuôi... 


Huyện tập trung triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 69 của HĐND như: hỗ trợ phát triển vùng trồng rừng nguyên liệu theo hướng bền vững đạt 1.000 ha, với kinh phí thực hiện 2.000 triệu đồng; phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa hoặc hữu cơ đặc sản tại 73 cơ sở với tổng kinh phí hỗ trợ là 2 tỷ 270 triệu đồng... 

Về đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển nông nghiệp, huyện tiếp tục quan tâm đầu tư, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như: thủy lợi, giao thông nội đồng, giao thông liên thôn, liên xã. Cụ thể, làm 74 km đường bê tông; sửa chữa 5 công trình cầu treo; xây mới và đưa vào sử dụng 6 công trình cầu; xây mới 1 cống tràn liên hợp 6x4 m, 9 cống thoát nước D50 và 11 công trình cầu dân sinh…

Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phục vụ phát triển nông nghiệp, huyện đã xây dựng, ban hành và tập trung triển khai thực hiện 8 đề án hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn.

Cụ thể, đã triển khai một số đề án như: Đề án phát triển cây mắc ca xen chè với diện tích đã thực hiện 203,48 ha tại các xã: Nậm Búng, Gia Hội và thị trấn Nông trường Liên Sơn với 447 hộ tham gia; Đề án phát triển chăn nuôi lợn bản địa vùng cao (hỗ trợ 2 triệu đồng/cơ sở) và đã hỗ trợ 63 cơ sở với kinh phí là 126 triệu đồng; Đề án hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu cây măng sặt, đến nay đã trồng được 45,0/54,0 ha, đạt 83,3% kế hoạch năm 2022. 

Đồng thời, thực hiện các biện pháp hỗ trợ tổ chức, cá nhân trong sản xuất, chế biến xây dựng thương hiệu lớn gắn với chỉ dẫn địa lý, quảng bá sản phẩm; đẩy nhanh việc xây dựng thương hiệu cho các nông sản chủ lực của huyện và đặc sản địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý, chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường; tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả các thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý...

Để tiếp tục triển khai hiệu quả NQ 20, thời gian tới, huyện Văn Chấn tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản theo Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh và các đề án phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp của địa phương... 

Ngọc Sơn

Tags nông nghiệp Văn Chấn nghị quyết số 20 giá trị gia tăng

Các tin khác
Lãnh đạo Ngân hàng CSXH huyện Lục Yên và Hội CCB thị trấn Yên Thế tham quan mô hình kinh tế của anh Phạm Quang Trung (bên trái).

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Lục Yên đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn vốn vay ưu đãi, giúp các hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách vươn lên phát triển kinh tế, ổn định đời sống.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, Yên Bái có 8 nhóm chỉ số giá tăng.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, Yên Bái có 8 nhóm chỉ số giá tăng so với tháng trước khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 0,83%.

Nhiều khu vực hệ thống lưới điện trung, hạ áp tại Yên Bái cũng bị sự cố do các đợt mưa giông kéo dài.

8.484 khách hàng hàng tại các tỉnh Tây Bắc bị gián đoạn cung cấp điện do bị cô lập - ảnh hưởng của mưa giông, sạt lở và lũ quét.

Mặt hàng dăm gỗ từng được xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore...

Theo tìm hiểu của phóng viên báo chí, những ách tắc trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các doanh nghiệp xuất khẩu như: Gỗ, cao su, lĩnh vực sản xuất, chế biến sắn… có nhiều nguyên nhân, trong đó xuất phát từ những công văn hướng dẫn nghiệp vụ nội bộ của ngành Thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục