Làm gì để đảm bảo tiến độ các công trình, dự án trọng điểm ở Yên Bái?

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/8/2023 | 7:46:32 AM

YênBái - Đến hết tháng 7/2023, kế hoạch vốn đã giao cho các dự án trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt trên 2.247 tỷ đồng và đã giải ngân 674 tỷ 232 triệu đồng, bằng 30% kế hoạch.

Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra, đôn đốc tiến độ Dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án thành phố Yên Bái.
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra, đôn đốc tiến độ Dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án thành phố Yên Bái.

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh thực hiện 26 dự án trọng điểm với tổng mức đầu tư trên 13.046 tỷ đồng; trong đó, 5 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước với tổng mức đầu tư trên 2.035 tỷ đồng; 21 dự án khởi công mới giai đoạn 2021 - 2025 với tổng mức đầu tư 11.010 tỷ đồng. 

Trong 26 dự án kể trên, có 17 dự án thuộc lĩnh vực giao thông; 4 dự án thuộc lĩnh vực xây dựng; 3 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn và 2 dự án thuộc các lĩnh vực văn hóa thể thao, công nghệ thông tin. 

Việc đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong năm và cả giai đoạn. 

Tuy nhiên, thời gian qua, vì nhiều nguyên nhân khách nhau; dẫn đến, tiến độ triển khai thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, ảnh hưởng lớn đến kết quả giải ngân chung của tỉnh. 


Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, kế hoạch vốn thực hiện các công trình, dự án trọng điểm năm 2023 là 2.423 tỷ đồng, chiếm 24,5% kế hoạch trung hạn bố trí cho các dự án trọng điểm, bằng 54% kế hoạch vốn đầu tư cấp tỉnh quản lý năm 2023. 

Đến hết tháng 7/2023, kế hoạch vốn đã giao cho các dự án là trên 2.247 tỷ  đồng và đã giải ngân 674 tỷ 232 triệu đồng, bằng 30% kế hoạch. Nhiều nguyên nhân giải ngân chậm; trong đó, phải kể đến công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án chưa tốt, khiến một số dự án chưa thể khởi công theo kế hoạch. 

Cụ thể, theo kế hoạch, có 6 dự án dự kiến khởi công trong năm 2023, đến nay, 3 dự án đã khởi công gồm: đường nối quốc lộ 70, quốc lộ 32C, quốc lộ 37 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối quốc lộ 32 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC14); dự án trụ sở Tỉnh ủy và các ban Đảng; còn 3 dự án đến nay chưa khởi công như: Trung tâm Hội nghị tỉnh Yên Bái; trụ sở Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh; Trung tâm Điều hành, giám sát, xử lý dữ liệu đô thị thông minh tỉnh Yên Bái. 


Nguyên nhân chính là do các dự án này có quy mô lớn, qua nhiều bước thực hiện nên mất nhiều thời gian tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) chính là "điểm nghẽn” lớn nhất ảnh hưởng đến tiến độ các dự án trọng điểm, đặc biệt là các dự án giao thông trọng điểm; trong đó, phải kể đến đường nối quốc lộ 37, quốc lộ 32C với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tỉnh Yên Bái; dự án "Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án thành phố Yên Bái"; nút giao IC13 cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối quốc lộ 32 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC14).  

Một số dự án không có chính sách hỗ trợ, bồi thường khi thực hiện thu hồi đất, việc GPMB thực hiện trên cơ sở tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất nên khó khăn trong tổ chức thực hiện như: dự án đường Sơn Lương - Nậm Mười - Sùng Đô, huyện Văn Chấn; cải tạo đường nối quốc lộ 37 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15). 

Bên cạnh đó, một số dự án triển khai trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; địa hình hiểm trở, địa chất rời rạc, phức tạp, không ổn định; khan hiếm nguồn cung vật liệu đá, vướng mắc GPMB dẫn đến tiến độ thi công chậm như: dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các huyện nghèo tỉnh Yên Bái; đường kết nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15),Dự án "Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án thành phố Yên Bái".

Trước thực trạng trên, để đảm bảo hoàn thành tiến độ các dự án thuộc kế hoạch năm 2023, tỉnh yêu cầu các địa phương, các sở, ngành tập trung chỉ đạo theo dõi chặt chẽ tiến độ giải ngân từng dự án; đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng điểm, đặc biệt là các dự án có mức vốn giao kế hoạch lớn. 

Trong đó, đối với các dự án đã khởi công, các đơn vị chủ đầu tư đôn đốc đơn vị thi công tập trung máy móc, thiết bị, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thi công dựng; tổ chức nghiệm thu các khối lượng hoàn thành để đảm bảo tiến độ giải ngân; phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan khẩn trương giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong GPMB phát sinh để kịp thời xử lý, tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị thi công thực hiện các phần công việc theo đúng tiến độ, tổ chức nghiệm thu, thanh, quyết toán các khối lượng hoàn thành để bảo đảm tiến độ giải ngân. 

Đối với 3 dự án dự kiến khởi công năm 2023, tỉnh đề nghị chủ đầu tư cần khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định các nội dung vượt thẩm quyền để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện công tác chuẩn bị dự án đảm bảo khởi công trong năm 2023. 

Đối với 4 dự án dự kiến khởi công mới năm 2024, tỉnh đề nghị các đơn vị chủ đầu tư khẩn trương thực hiện hoàn thành lựa chọn đơn vị tư vấn, khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thi công xây dựng trong năm 2023; bảo đảm đủ điều kiện để tổ chức triển khai thực hiện dự án, khởi công xây dựng theo kế hoạch.

Văn Thông

Tags giải ngân tiến độ dự án trọng điểm kế hoạch vốn

Các tin khác
Công nhân Công ty cổ phần Dược phẩm Yên Bái đóng gói sản phẩm Cảm xuyên hương.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh Yên Bái đã có nhiều sáng tạo, đổi mới, quyết liệt trong quản lý điều hành nhằm tạo động lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đưa Yên Bái dần trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.

Người dân đến Chi cục Thuế thành phố Yên Bái đăng ký thuế.

Xác định đăng ký thuế (ĐKT), khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và kế toán thuế là nhiệm vụ quan trọng trong quản lý và thu ngân sách nhà nước, ngành thuế tỉnh Yên Bái đã triển khai và mở rộng thực hiện khai thuế qua mạng; nộp thuế điện tử; hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế…

Người dân Lục Yên tự nguyện phá bỏ tường rào, vật kiến trúc trên đất để mở rộng đường giao thông nông thôn.

Toàn huyện đã có trên 4.500 hộ gia đình tự nguyện hiến 556.328m2 đất, 25.821 công trình, vật kiến trúc trên đất, 160.932 cây cối để làm đường giao thông nông thôn.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các cơ quan quản lý, đơn vị tư vấn định giá thống nhất về cách thức lựa chọn, áp dụng phương pháp định giá đất kết hợp với kiểm chứng phù hợp, bảo đảm trung thực, khách quan,

Chiều 7/8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về giá đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục