Giá thép xây dựng xuống thấp kỷ lục sau 15 lần giảm liên tục

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/8/2023 | 2:10:54 PM

Hồi đầu năm 2023, giá thép xây dựng tăng lên đến 17-18 triệu đồng thì nay giảm chỉ còn 13-14 triệu đồng/tấn.

Giá thép quay đầu giảm mạnh
Giá thép quay đầu giảm mạnh

Từ tháng 4-2023 đến nay, giá thép xây dựng trong nước đã giảm 15 lần liên tục. Mức giá thép hiện nay, dao động 13,4-14 triệu đồng/tấn, được xem là thấp nhất tính từ cuối năm 2020.

Theo khảo sát của phóng viên Báo Người Lao Động, thép Hòa Phát đã giảm khoảng 1,5 triệu đồng so với thời điểm cuối tháng 4 và đang được doanh nghiệp này chào bán 13,99-14,09 triệu đồng/tấn, tùy loại. Thép Việt Ý giảm 1,5 triệu đồng, còn 13,58-13,89 triệu đồng/tấn. Thép Miền Nam giảm 1,2 triệu đồng, còn 14,31-14,82 triệu đồng/tấn. Thép Thái Nguyên giảm 1,48 triệu đồng, còn 13,97-14,33 triệu đồng/tấn. Thép Việt Sing giảm 1,73 triệu đồng, còn 13,4-13,8 triệu đồng/tấn....

Trong khi đó, một số doanh nghiệp thép cũng chủ động giảm mạnh giá bán. Thép Kyoei giảm 2,6 triệu đồng/tấn so với cuối tháng 4, hiện còn 13,53-15,83 triệu đồng, tùy loại. Thép Pomina giảm giá 2,5 triệu đồng, xuống 14,18-14,69 triệu đồng/tấn nhưng vẫn khá cao so với những thương hiệu khác.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nguyên nhân giá thép liên tục giảm thời gian qua là do tiêu thụ chậm. Hiện các dự án dân dụng khởi công quá ít, còn các dự án cao tốc tuy có khởi sắc nhưng cũng chưa đủ sức giúp cho thị trường thép tốt hơn.

VSA cho rằng giá thép trong nước liên tục phải điều chỉnh giảm còn do các doanh nghiệp phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá thép xuất khẩu.

Trước tình hình trên, các hiệp hội thép, xây dựng, bất động sản... đã có kiến nghị đến Chính phủ về việc tháo gỡ tắc nghẽn tiêu thụ các sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu sử dụng cho công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, bao gồm các sản phẩm thép.

(Theo NLĐO)

Các tin khác
Nhiều người dân trên địa bàn huyện Văn Chấn đang thâm canh nhãn theo hướng VietGAP, nhằm tạo ra sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường.

Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay, huyện Văn Chấn đã có 23 sản phẩm OCOP, trong đó có 11 sản phẩm 4 sao. Để củng cố, nâng tầm các sản phẩm OCOP hiện có, thời gian qua, huyện và các cơ sở sản xuất đã thực hiện nhiều giải pháp.

Mô hình nuôi cá tầm của HTX Dịch vụ du lịch và nông nghiệp xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã thành lập mới được 58 hợp tác xã (HTX), nâng tổng số toàn tỉnh lên 705 HTX đang hoạt động.

Nuôi trồng thủy sản trên Hồ Thác Bà mang lại nguồn thu nhập cho người dân, doanh nghiệp và HTX

Trong tháng 7, sản lượng thủy sản chỉ đạt 1.149 tấn, giảm 2,97% so với cùng kỳ. Sản lượng giảm chủ yếu tại huyện Yên Bình do mực nước hồ Thác Bà xuống thấp, ảnh hưởng tới việc nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà.

Hội Nông dân tỉnh giải ngân nguồn Quỹ HTND cho Dự án

Từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái đã giải ngân cho 519 hộ vay từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) thực hiện 130 dự án với tổng số vốn trên 15 tỷ đồng, giúp cho hội viên đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm và tăng thu nhập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục