Tiến độ đường dây 500kV sắp tới giải quyết thiếu điện cho miền Bắc

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/8/2023 | 2:26:11 PM

Bộ trưởng Công Thương yêu cầu chủ đầu tư cập nhật và hoàn thành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (PreFS) đường dây 500kV từ Quảng Trạch ra Phố Nối.

Dự án đường dây 500kV mạch 3 kéo dài có chiều dài 514km, nối từ Quảng Trạch (Quảng Bình) ra Phố Nối (Hưng Yên) với tổng vốn đầu tư dự tính 23.000 tỷ đồng.
Dự án đường dây 500kV mạch 3 kéo dài có chiều dài 514km, nối từ Quảng Trạch (Quảng Bình) ra Phố Nối (Hưng Yên) với tổng vốn đầu tư dự tính 23.000 tỷ đồng.

Chỉ đạo trên được Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đưa ra tại cuộc họp ngày 21/8 về tình hình thực hiện các dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu - Thanh Hóa - Nam Định 1 - Phố Nối.

Theo báo cáo của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT), dự án đường dây 500kV Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Nam Định I - Phố Nối và Đường dây 500kV Nhiệt điện Nam Định I - Thanh Hoá đã được EVNNPT trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bộ đã có văn bản xin ý kiến các bộ, địa phương để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Với Đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu và Đường dây 500kV Quỳnh Lưu - Thanh Hoá, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có các báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ vào ngày 18/8 về kết quả thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư. 

Để triển khai các dự án theo đúng tiến độ kế hoạch, EVNNPT đề xuất Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận các dự án là các công trình xây dựng khẩn cấp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 Luật Xây dựng; phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án trước khi phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, cho phép chủ đầu tư các dự án hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trình Bộ NN-PTNT thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá, đường dây 500kV mạch 3 có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kết nối lưới điện liên miền, góp phần bảo đảm cung ứng điện cho miền Bắc, đảm bảo an ninh năng lượng.

Bộ trưởng yêu cầu cập nhật và hoàn thành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (PreFS), tập hợp ý kiến các cơ quan chức năng trước ngày 25/8 để trình Thủ tướng. 

Đối với các vấn đề liên quan đến Bộ NN-PTNT về việc chuyển đổi đất rừng, đất lúa tại các tỉnh có liên quan đến các dự án, EVNNPT cần tiếp tục phối hợp, làm việc chặt chẽ với các địa phương có dự án đi qua để triển khai các công việc cần thiết. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng cần tích cực phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để hoàn thành hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án để trình Thủ tướng Chính phủ. 

Bộ trưởng đề nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc chủ đầu tư triển khai thực hiện các dự án, đảm bảo chất lượng và tiến độ được giao; nghiên cứu các đề xuất của EVN, EVNNPT về cơ chế đặc thù để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định vì đây là dự án có tính cấp bách và đặc biệt quan trọng.

Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng yêu cầu Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phát triển điện lực phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư để tiến hành song song các công việc liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nhằm nhanh chóng hoàn tất các thủ tục đầu tư dự án.

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Quang cảnh phiên họp.

Ngày 22/8, UBND huyện Trấn Yên đã tổ chức phiên họp thường kỳ sơ kết công tác chỉ đạo, điều hành 8 tháng và triển khai nhiệm vụ tháng 9 năm 2023.

Mô hình chăn nuôi trâu của hội viên nông dân xã Lang Thíp.

Đến nay, đã có gần 5.000 hội viên nông dân được vay trên 351 tỷ đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện.

Người dân thị xã Nghĩa Lộ giới thiệu với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo tỉnh về các sản phẩm OCOP của địa phương.

Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ đã cụ thể hóa và triển khai thực hiện Nghị quyết số 30 (NQ 30) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Phát triển ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025” đạt được những kết quả cao.

Ảnh minh họa.

Với 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục, hàng hóa Việt Nam có cơ hội tiếp cận một thị trường rộng lớn, góp phần giữ đà tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cho Việt Nam thời gian tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục