Yên Bái phát triển bền vững vùng dược liệu quý

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/10/2023 | 10:22:01 AM

YênBái - Từ tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, tỉnh Yên Bái đã quan tâm phát triển các mô hình trồng dược liệu. Qua đó, không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn tạo ra vùng nguyên liệu bền vững cho ngành y học cổ truyền, góp phần bảo tồn nguồn gen những cây thuốc quý.

Tỉnh Yên Bái phấn đấu mục tiêu trồng 5.000 ha cây dược liệu phát triển ổn định vào năm 2025.
Tỉnh Yên Bái phấn đấu mục tiêu trồng 5.000 ha cây dược liệu phát triển ổn định vào năm 2025.

Được thành lập năm 2018, Hợp tác xã (HTX) Lũng Lô, huyện Văn Chấn đã tập trung phát triển cây dược liệu với quy mô lớn. Tận dụng điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu tại khu vực đèo Lũng Lô, HTX đã trồng 15 ha cây dược liệu như: đương quy, hoài sơn, sâm bố chính và một số loại cây dược liệu khác. Phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu, đất đai nên các loại cây dược liệu này phát triển tốt, ít sâu bệnh. Theo đánh giá của HTX Lũng Lô, các loại cây dược liệu như hoài sơn có thể cho thu hoạch sau một năm, đương quy thì sau hai năm để đảm bảo dược chất, các loại sâm có thể cho thu hoạch sau 5 năm. 

Giám đốc HTX Lũng Lô - Đỗ Bảo Long chia sẻ: "Cây dược liệu trồng trên đất Thượng Bằng La dễ chăm sóc và ít sâu bệnh. Từ lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, HTX đã tích cực tuyên truyền, vận động thành viên, bà con các dân tộc trong vùng chuyển đổi từ trồng ngô, lúa và những cây ít giá trị kinh tế sang trồng cây dược liệu. Cùng với đó, HTX tiếp tục phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu phát triển các loại cây dược liệu mới, đồng thời mở rộng diện tích cây dược liệu đang có triển vọng lên gần 20 ha”. 

Huyện Văn Chấn là địa phương có diện tích cây dược liệu lớn với tổng diện tích trên 790 ha. Thời gian qua, tuỳ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, khả năng thích ứng cũng như yêu cầu sinh thái, các xã trên địa bàn huyện đã tạo nên các vùng cây dược liệu khác nhau. Huyện phấn đấu đến năm 2025 sẽ có trên 1.000 ha cây dược liệu các loại, tập trung vào một số loại chính như: thảo quả, ba kích, hoài sơn, cà gai leo, đương quy...

Trong việc tái cơ cấu lại ngành nông, lâm nghiệp, tỉnh Yên Bái định hướng phát triển mở rộng diện tích và chủng loại dược liệu hàng hoá có ưu thế trên địa bàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 4.100 ha trồng dược liệu, tăng 17,8% so với năm 2020. Trong đó, tỉnh quan tâm phát triển một số cây dược liệu có giá trị kinh tế cao như: khôi nhung, đương quy, hoài sơn, cà gai leo... ; hình thành các tổ hợp tác, nhóm hộ phát triển sản xuất dược liệu trên địa bàn. 

Yên Bái có trên 630 loài cây thuốc chữa bệnh, được phân tán thành 11 nhóm thuốc. Nhiều sản phẩm chế biến từ dược liệu đã tạo dựng được thương hiệu trên thị trường. Phát huy thế mạnh từ cây dược liệu, tỉnh hiện đang thực hiện nhiều đề tài, dự án, mô hình trồng dược liệu để từng bước phát triển mở rộng. 

Một số dự án tiêu biểu có thể kể đến như: Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu lá khôi tại 2 xã Xuân Long, Ngọc Chấn (huyện Yên Bình); mô hình "Hỗ trợ phát triển sản xuất cây khôi nhung dưới tán rừng theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng Chi hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ hội Nông dân nghề nghiệp” tại xã Khánh Hòa (Lục Yên) với quy mô 3,4 ha, 20 hộ tham gia; trồng và nhân rộng mô hình trồng cây sâm Hoàng Shin cô tại xã Xà Hồ (Trạm Tấu) 3 ha. 

Cùng đó là các đề tài: "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất nấm đông trùng hạ thảo trên giá thể nhộng tằm tại tỉnh Yên Bái”; "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển cây dược liệu ba kích và đương quy Nhật Bản tại huyện Mù Cang Chải”; "Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu gắn với liên kết theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Yên Bái”…

Ông Trần Quốc Toàn - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Đông y tỉnh Yên Bái cho biết: "Cùng với triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học điều tra, khảo sát, đánh giá các cây thuốc, bài thuốc của tỉnh, Hội đã triển khai các hội thảo khoa học kết nối giữa người dân và doanh nghiệp, kết nối thị trường cho các sản phẩm. Đến nay, Hội Đông y tỉnh đã xây dựng 3 chuỗi giá trị cây thuốc nam, đó là chuỗi cho cây lá gan ở xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, chuỗi cây lá khôi ở huyện Yên Bình và chuỗi cây cà gai leo ở huyện Văn Yên...".

Yên Bái còn xác định phát triển cây dược liệu là nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển rừng, gia tăng giá trị, tăng thu nhập cho người dân sống từ rừng. Do đó, để đạt mục tiêu 5.000 ha cây dược liệu phát triển ổn định vào năm 2025, cùng với tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân phát triển cây dược liệu, ngành nông nghiệp tỉnh đang tiếp tục tiến hành nghiên cứu, tuyển chọn và trồng thử nghiệm, đánh giá, làm cơ sở lựa chọn, nhân rộng các giống cây dược liệu quý có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện địa phương và nhu cầu thị trường. 

Đồng thời, chú trọng mời gọi, thu hút các doanh nghiệp chế biến dược phẩm, các đơn vị nghiên cứu chuyên sâu về dược liệu, các nhà khoa học trong, ngoài nước thông qua liên kết kinh tế và các chương trình khuyến nông, các dự án khoa học, công nghệ của các bộ, ngành trung ương để phát triển, thúc đẩy sản xuất dược liệu hàng hóa, hướng đến phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững tại địa phương.

Thanh Chi

Tags Yên Bái y học cổ truyền cây dược liệu nông nghiệp Văn Chấn vùng nguyên liệu

Các tin khác
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn cùng đoàn công tác thăm Khu nghiên cứu công nghệ lưu trữ năng lượng Komekurayama, tỉnh Yamanashi, Nhật Bản.

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, vừa qua, Đoàn công tác của tỉnh Yên Bái do đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm khu nghiên cứu công nghệ lưu trữ năng lượng Komekurayama (tham quan hệ thống P2G) tại tỉnh Yamanashi, Nhật Bản.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng.

Lãnh đạo Chi cục Thuế khu vực Trấn Yên - Văn Yên chỉ rõ những khó khăn trong công tác thu ngân sách của địa phương, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tháng 5 của UBND huyện vừa tổ chức.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm tháng 5 của huyện Trấn Yên là chỉ đạo tập trung tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển quỹ đất phục vụ thu ngân sách năm 2024.

Nếu như năm 1993, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam chiếm hơn 58% thì đến năm 2021, con số này là 2,23%.

Được ví như “một cuộc cách mạng”, chương trình giảm nghèo của Việt Nam từ nhiều năm qua được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận là điểm sáng và là quốc gia duy nhất ở châu Á thực hiện chương trình giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục