Yên Bái: Kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển rõ rệt

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/11/2023 | 1:45:00 PM

YênBái - Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái đã chủ động, quyết liệt trong công tác tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành và cơ chế, chính sách, hướng dẫn triển khai thực hiện. Đến nay, kinh tế vùng đồng bào DTTS có bước phát triển rõ rệt.

Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Hồng Ca tạo việc làm cho nhiều lao động là người dân tộc thiểu số trên địa bàn xã.
Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Hồng Ca tạo việc làm cho nhiều lao động là người dân tộc thiểu số trên địa bàn xã.

Hồng Ca là địa phương vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 88%, trong đó hơn 30% là đồng bào dân tộc Mông. Cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền sự đồng lòng của nhân dân, đến nay, Hồng Ca trở thành điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Hết tháng 9, toàn xã giảm 62 hộ nghèo, bằng 5,37%; dự ước hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,16%, hộ cận nghèo còn 10,46%. 


Đồng chí Hà Thanh Chương - Chủ tịch UBND xã Hồng Ca cho biết: Thực hiện Chương mình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, xã chỉ đạo phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vận động nhân dân cải tạo vườn tạp, đưa những cây trồng chủ lực vào thâm canh gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác. 

Từ đó, tạo động lực giúp nhiều hộ người Mông thay đổi cách nghĩ, cách làm, nỗ lực vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương mình như: anh Sổng A Dũng mỗi năm thu từ 700 - 800 triệu đồng, anh Lương Đình Khương mỗi năm cho thu nhập trên 1 tỷ đồng, anh Vàng A Sò ở thôn Khe Ron mỗi năm thu lãi từ 200 - 250 triệu đồng... 

Trấn Yên hiện có 12 xã được thụ hưởng các chính sách từ Chương trình với vốn ngân sách Trung ương là 8,9 tỷ đồng; vốn đối ứng từ ngân sách huyện là 7,1 tỷ đồng. Huyện đã bố trí thực hiện 8 dự án (4 dự án thực hiện năm 2022 và 4 dự án thực hiện năm 2023). 

Đồng chí Nguyễn Thành Lê - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: "Nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình MTQG mà các đối tượng là người đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã yên tâm ổn định sản xuất, thu nhập bình quân của người DTTS năm 2022 đạt 44,5 triệu đồng, dự ước năm 2023 đạt 52,5 triệu đồng. Tỷ lệ giảm nghèo vùng đồng bào DTTS của huyện năm 2023 dự ước giảm 1,36%”.

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Yên Bái đã được Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ triển khai thực hiện cả 3 chương trình MTQG với tổng vốn đầu tư phát triển Trung ương hỗ trợ trên 2.552 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% vốn đầu tư toàn tỉnh. 

Riêng Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương trên 1.384 tỷ đồng, chiếm 54% tổng vốn đầu tư ngân sách Trung ương thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 của tỉnh. 

Đến nay, Yên Bái thực hiện 218 công trình, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giao thông, thủy lợi, giáo dục, văn hóa; đã thực hiện và giải ngân gần 400 tỷ đồng, bằng 66% kế hoạch; nguồn vốn sự nghiệp thực hiện đạt 31 tỷ đồng, bằng 10% kế hoạch, tập trung thực hiện hỗ mua sắm nông cụ máy móc, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch... 


Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi giảm 8,1%; 13 xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 97,6% dân số được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; đồng bào DTTS được xem truyền hình và được nghe đài phát thanh đạt 99,4%...

Xác định việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là nhiệm vụ quan trọng, qua đó khai thác tiềm năng, phát huy được thế mạnh, lợi thế của các địa phương; từng bước góp phần nâng cao mức sống, chất lượng dân số, sức khỏe cho đồng bào DTTS, đặc biệt là đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, tỉnh Yên Bái đang nỗ lực đề ra các giải pháp đẩy mạnh tiến độ thực hiện chương trình, phấn đấu, nỗ lực thực hiện hoàn thành các mục tiêu Chương trình đặt ra đến năm 2025 mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020.

Toàn tỉnh sẽ có 50% số xã, thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo trong các DTTS, tỷ lệ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn giảm bằng 1,5 lần so với mức giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh; 35/59 xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới; 100% đường đến trung tâm các xã ô tô đi lại được 4 mùa và cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông kết nối từ trung tâm xã tới các thôn… 

Hồng Duyên

Tags đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế Hồng Ca Trấn Yên

Các tin khác
Lãnh đạo xã Đông Cuông và Hội Nông dân xã thăm mô hình phát triển kinh tế của hộ ông Trần Văn Lan ở thôn Thác Cái.

Trong những năm qua, Hội Nông dân xã Đông Cuông, huyện Văn Yên đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia vào tổ chức Hội, tích cực thi đua lao động, sản xuất, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững.

Trấn Yên hiện có vùng trồng dâu nuôi tằm gần 900 ha, chiếm trên 72% diện tích dâu toàn tỉnh.

Huyện Trấn Yên sẽ tập trung thực hiện hiệu quả các nghị quyết, đề án, chính sách của tỉnh về phát triển nông nghiệp và XDNTM; tạo điều kiện để nông dân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi hơn về chính sách, đất đai, nguồn vốn và thị trường để mở rộng sản xuất hàng hóa có khả năng cạnh tranh... đây là khẳng định của Bí thư Huyện ủy Trần Nhật Tân trong của trao đổi với phóng viên Báo Yên Bái

Nông dân Nghĩa Lộ tích cực trồng chăm sóc cây ngô vụ đông

Thị xã Nghĩa Lộ đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND 14 xã, phường tích cực hướng dẫn người dân tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại; chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng phương pháp an toàn sinh học trong việc bón phân, phòng bệnh cho cây rau màu, đặc biệt là cây ngô và cà chua vụ đông để đảm bảo cho năng suất cao nhất.

Bên trong một góc mỏ đất hiếm tại huyện Bảo Thắng (Lào Cai) sau khi kết thúc quá trình thăm dò (thời điểm tháng 4-2023)

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định số 1277 phê duyệt Đất hiếm ở 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai nằm trong danh mục khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục