Nông dân Nậm Búng đổi mới tư duy phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ năm, 1/2/2024 | 1:48:30 PM

Những năm qua, Hội Nông dân (HND) xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn luôn bám sát chủ trương, định hướng của HND các cấp và chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên và nông dân thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm năng động trong phát triển kinh tế, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống.

Hội viên Hội Nông dân xã Nậm Búng tham gia tu sửa đường giao thông nông thôn.
Hội viên Hội Nông dân xã Nậm Búng tham gia tu sửa đường giao thông nông thôn.

 Xác định công tác giáo dục chính trị tư tưởng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của tổ chức Hội trong công tác xây dựng, củng cố Hội vững mạnh,  hàng năm, HND xã chú trọng tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước và Hội cấp trên liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị văn minh; nghị quyết đại hội đảng các cấp về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; nghị quyết đại hội HND các cấp nhiệm kỳ 2023 - 2028; nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả của hội viên.

Là lực lượng nòng cốt trong Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, hàng năm, Hội đã vận động hội viên và nhân dân đưa các giống lúa lai, lúa thuần năng suất, chất lượng cao vào gieo cấy trên diện tích 160 ha lúa đông xuân, năng suất đạt 60 tạ/ha và 170 ha lúa mùa, năng suất đạt 55 tạ/ha; sản lượng thóc đạt 1.898 tấn/năm. 

Tận dụng đất đồi, soi bãi, nông dân trong xã đã chủ động đưa vào trồng 105 ha ngô, 14 ha sắn và gần 90 ha rau màu đậu đỗ các loại. Là xã có diện tích chè rộng lớn với 397 ha, những năm gần đây, nhiều gia đình hội viên đã tích cực trồng thay thế các giống chè cũ bằng các giống chè mới cho năng suất, chất lương cao như LDP1, LDP2; sản lượng chè búp tươi thu hoạch đạt gần 5.000 tấn/năm, tập trung tại các thôn: Chấn Hưng, Nậm Cưởm, Sài Lương… Thực hiện Đề án của huyện về phát triển cây mắc ca, nhiều hội viên đã mạnh dạn đưa đầu tư. Hiện nay, diện tích mắc ca toàn xã đạt 22,3 ha. 

Ông Bàn Phúc Trình - Chủ tịch HND xã Nậm Búng cho biết: "Bên cạnh những cây trồng chủ lực, hội viên trong xã đã đẩy mạnh phát triển kinh tế bằng việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô lớn. Hiện nay, đàn trâu toàn xã có 362 con, bò 92 con, lợn gần 2.000 con và trên 15.000 con gia cầm các loại. Hội thường xuyên quan tâm đến việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống; xây dựng các mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ; phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp; tạo điều kiện cho hội viên vay vốn; cung ứng phân bón trả chậm… Hàng năm, Hội vận động giúp đỡ từ 10 đến 15 hộ hội viên vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Để giúp hội viên phát triển kinh tế, HND Nậm Búng đã chủ động phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thông qua 4 tổ tiết kiệm và vay vốn tạo điều kiện cho 129 hộ vay vốn với số tiền trên 6,1 tỷ đồng để phát triển kinh tế. Hội viên đã thành lập được các mô hình tổ hợp tác (THT) trong sản xuất, điển hình như THT chế biến chè Shan tuyết tại thôn Chấn Hưng; THT trồng cây mắc ca xen chè tại thôn Nậm Pươi; THT trồng lúa nếp thôn Sài Lương… 

Nhiều tấm gương điển hình trong sản xuất, kinh doanh giỏi của xã như hộ hội viên Chu Sỹ Lân, Bùi Văn Hường - Chi hội thôn Chấn Hưng; Trung Vượng - Chi hội thôn Sài Lương… Nhiều gia đình hội viên đã đầu tư đưa các máy thiết bị nông nghiệp hiện đại như máy gặt, đập liên hoàn, máy cày, bừa, máy tuốt lúa, máy xay xát liên hoàn vào phục vụ sản xuất nông nghiệp… nhằm giảm sức lao động, tăng giá trị kinh tế trên diện tích đất canh tác đạt từ 120 đến 150 triệu đồng/ha/năm.

Đổi mới phương thức hoạt động hướng về cơ sở, các phong trào thi đua của Hội đã và đang khẳng định hiệu quả, là điểm tựa khuyến khích hội viên và nông dân thi đua phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh giỏi. 

Thạch Phong

Các tin khác
Những luống cúc trên những cánh đồng hoa Tuy Lộc đã bắt đầu được người dân thu hái phục vụ khách hàng.

Nắm bắt nhu cầu thị trường Tết, nhiều nông dân vùng sản xuất rau Âu Lâu, Tuy Lộc và Văn Phú, thành phố Yên Bái đã chuẩn bị rau xanh, hoa phục vụ người tiêu dùng. Đặc biệt, các nhà nông đã hướng đến “sản xuất xanh” cho ra những sản phẩm sạch, an toàn cung cấp cho thị trường.

Ngành chăn nuôi heo trong nước đang chịu áp lực, rủi ro lớn từ tình trạng heo nhập lậu. Trong ảnh: Một trại nuôi heo tại Đồng Nai -

Chủ tịch UBND các tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới vào Việt Nam dẫn tới tình trạng phát sinh dịch bệnh.

Giá vàng ít biến động.

Giá vàng trong nước vừa trải qua tháng đầu tiên năm 2024 với diễn biến tăng - giảm đan xen, song đi lên chiếm ưu thế.

Sản phẩm miến đao Quy Mông của Hợp tác xã Việt Hải Đăng, huyện Trấn Yên xuất sang thị trường Anh quốc.

Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao từ thị trường xuất khẩu (TTXK), mở rộng đầu ra cho nông sản đặc sản địa phương, thời gian qua, Yên Bái đã và đang tập trung xây dựng các vùng trồng đạt tiêu chuẩn chất lượng, có mã vùng trồng để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Các chuỗi liên kết và thương hiệu đối với các mặt hàng nông sản chủ lực cũng được xây dựng để đảm bảo tiêu chuẩn “xuất ngoại”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục