Sở Công Thương tỉnh Yên Bái nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/6/2024 | 5:09:07 PM

YênBái - Chiều 19/6, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dự Hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương liên quan cùng đại diện các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn.

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Theo Sở Công Thương, hiện trên địa bàn tỉnh có 21 mỏ được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực; trong đó, có 10 mỏ quặng sắt, 6 mỏ chì, kẽm, 2 mỏ than, 2 mỏ quặng đồng và 1 mỏ graphit. Trong tổng số 21 mỏ được cấp phép khai thác có 12 mỏ đang khai thác; 6 mỏ chưa khai thác; 3 mỏ dừng khai thác và dừng xây dựng cơ bản. 

Ước 6 tháng đầu năm, sản lượng khai thác quặng sắt thô 467.000 tấn, quặng chì kẽm 11.742 tấn, than nâu 5.511 tấn. 

Về hoạt động chế biến khoáng sản, hiện trên địa bàn có 22 dự án nhà máy chế biến khoáng sản đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc chủ trương đầu tư, trong đó có 6 nhà máy chế biến đang hoạt động; 10 nhà máy chế biến khoáng sản đang tạm dừng hoạt động; 6 nhà máy chế biến chưa triển khai xây dựng. 

6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp khai thác chế biến quặng sắt, chì kẽm, than ước đạt 94,5tỷ đồng bằng 2,84% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành. 

Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tạo được việc làm cho trên 367 lao động, với mức thu nhập bình quân khoảng 7 triệu đồng/người/tháng.

Tại Hội nghị, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản đã nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động như: thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để đưa mỏ vào hoạt động khai thác; thiếu chỗ đổ thải; khó khăn trong việc xuất khẩu quặng; khó khăn về vận chuyển khoáng sản về nhà máy chế biến; khó khăn trong việc hoàn thiện các hồ sơ giấy tờ liên quan. 

Tại Hội nghị các sở, ngành, địa phương liên quan đã thông tin, làm rõ, giải đáp những những vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực đất đai, thuế, đền bù giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất… 

Chia sẻ với những khó khăn hiện tại của các doanh nghiệp, lãnh đạo Sở Cong Thương cho biết: đối với những kiến nghị vượt thẩm quyền, sở sẽ tổng hợp ý kiến, kiến nghị báo cáo UBND tỉnh, các cấp có thẩm quyền giải quyết. 

Đồng thời, Sở đề nghị các doanh nghiệp nghiên cứu nắm rõ đầy đủ và tuân thủ các quy định trong các văn bản  luật, các quy định trong các nghị định, thông tư, quy chế hiện hành, các quy định đã được thể hiện trong giấy phép khai thác khoáng sản, giấy chứng nhận đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư để hoàn thiện các hồ sơ pháp lý trước và trong quá trình hoạt động khoáng sản…

Văn Thông

Các tin khác
Việc sáp nhập Lâm trường Văn Chấn vào Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải giúp đơn vị nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong ảnh: Cán bộ Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải trao đổi kỹ thuật ươm cây giống.

Sau hơn 10 năm thực hiện sắp xếp, đổi mới theo Nghị quyết số 30-NQ/TW về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, tỉnh Yên Bái đã tích cực xây dựng chương trình, kế hoạch để thực hiện chuyển đổi 4 công ty lâm nghiệp sang công ty cổ phần. Tuy nhiên đến nay, việc này chưa thực hiện được.

Ảnh minh họa

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) ban hành hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực báo chí.

Mô hình nuôi trâu, bò của anh Mùa A Cắng ở thôn Khe Đâm, xã Mỏ Vàng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ năm.

Nổi bật trong những nỗ lực của Đảng ủy và chính quyền xã Mỏ Vàng là việc thường xuyên tuyên truyền, định hướng, khuyến khích người dân thành lập các hợp tác xã và tổ hợp tác phát triển kinh tế.

Linh hoạt trong giải pháp phát triển hệ thống giao thông nông thôn (GTNT), đến hết năm 2023, toàn tỉnh Yên Bái đã kiên cố hóa trên 6 nghìn km đường GTNT, đạt tỉ lệ 74,6%; 100% xã có đường bê tông đến trung tâm, đóng góp tích cực cho tiêu chí hạ tầng giao thông để 106/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đó là động lực quan trọng để tỉnh tiếp tục lồng ghép các chương trình, đề án từng bước hoàn thiện hệ thống GTNT, đảm bảo theo quy hoạch xây dựng các xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục