Phấn đấu thu ngân sách vượt dự toán để thực hiện nhiệm vụ cấp bách

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/7/2024 | 9:08:21 AM

Theo ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước khi xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025, Bộ Tài chính đặt mục tiêu phấn đấu, thu nội địa năm 2025 tăng tối thiểu khoảng 5-7%.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết từ nay đến cuối năm, ngành tài chính phấn đấu thu ngân sách nhà nước đạt và vượt dự toán được giao, từ đó có nguồn để thực hiện các nhiệm vụ trong dự toán và các nhiệm vụ cấp bách phát sinh.

Tính đến nửa tháng 7, thu ngân sách nhà nước đã đạt 68,5% dự toán, tăng khoảng 15% so với năm 2023.

Bộ trưởng cho biết, 4 năm qua, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp và có nhiều sáng kiến, sáng tạo, toàn ngành tài chính đã vượt thu ngân sách. Nếu như năm 2021 thu ngân sách nhà nước vượt gần 15%, đến năm 2022 thu ngân sách nhà nước đã vượt 26,4%. Năm 2023 thu ngân sách nhà nước vượt hơn 8% với số tiền tương đương là hơn 131 nghìn tỷ đồng phân bổ cho các dự án đầu tư.

Do đó, theo Bộ trưởng việc lập dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 và cho 3 năm tới là vô cùng quan trọng. Bộ trưởng đề nghị các địa phương dự toán được các nguồn thu- chi; dự báo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để khi lập dự toán phải sát, đúng với thực tiễn.

Theo ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) khi xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025, Bộ Tài chính đặt mục tiêu phấn đấu, thu nội địa năm 2025 tăng tối thiểu khoảng 5-7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2024.

Do đó, các bộ, cơ quan trung ương quản lý ngành, lĩnh vực khi xây dựng dự toán cần tính tới việc rà soát lồng ghép, bãi bỏ các chế độ, chính sách (nhất là các chính sách an sinh xã hội) chồng chéo, trùng lặp, kém hiệu quả.

Ngoài ra, chỉ đề xuất ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi cân đối được nguồn thực hiện; dự kiến đầy đủ nhu cầu ngân sách nhà nước theo phân cấp thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Đặc biệt, bố trí dự toán để thu hồi các khoản ứng trước chi ngân sách nhà nước đến hạn thu hồi trong năm theo quy định tại Điều 50 Luật ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công. Không bố trí dự toán chi cho các chính sách, chế độ chưa ban hành.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu tác động, hoàn thiện, đề xuất Chính phủ Nghị định về mức thu lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong tháng 7.

Khách hàng đến giao dịch tại Agribank Chi nhánh huyện Trấn Yên.

Với phương châm: "Nông thôn là thị trường, nông nghiệp là đối tượng cho vay, nông dân là khách hàng chính”, Agribank Trấn Yên đã triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Cán bộ, nhân viên NHCSXH tỉnh Yên Bái luôn đáp ứng nhanh nhất nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của hộ nghèo và các đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước (Ảnh TL)

10 năm đi vào cuộc sống, Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách (TDCS) xã hội (viết tắt là Chỉ thị 40) đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã trao đổi với đồng chí Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), Chi nhánh tỉnh Yên Bái.

Nhờ phát triển kinh tế theo hướng hàng hoá chất lượng cao, người dân xã Đại Minh, huyện Yên Bình có thu nhập bình quân đầu người đạt gần 60 triệu đồng/năm.

Không những đòi hỏi tiêu chí cao hơn, xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu còn đòi hỏi cao hơn về vai trò, ý thức, sự đóng góp của chủ thể - người dân. Song, khi thành công sẽ mang lại một diện mạo, sức sống mới, văn minh, hiện đại cho những miền quê nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục