Mạnh dạn khai phá vùng đất khó

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/9/2024 | 1:56:16 PM

YênBái - Với sự mạnh dạn và sáng tạo, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có những hướng đi riêng để tạo nên giá trị cho những vùng đất khắc nghiệt, quanh năm chỉ biết cây ngô, cây lúa, không những đem lại thu nhập tốt mà còn tạo việc làm cho lao động địa phương.

Mô hình trồng su su lấy ngọn của anh Bùi Tiến Toàn tại xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải đem lại thu nhập 800 triệu đồng/năm.
Mô hình trồng su su lấy ngọn của anh Bùi Tiến Toàn tại xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải đem lại thu nhập 800 triệu đồng/năm.

Mô hình trồng su su lấy ngọn tại bản Nả Háng Tâu, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải của anh Bùi Tiến Toàn - người dân xã Xuân Ái, huyện Văn Yên là một trong số đó. Nhận thấy những điều kiện thuận lợi về khí hậu, đầu năm 2024, anh Toàn đã quyết định đầu tư hàng trăm triệu đồng thuê lại 2 ha đất của nhân dân rồi làm đất, đánh luống, làm giàn để trồng su su lấy ngọn vào mùa trái vụ. 

Anh Toàn cho biết: "Ở các vùng dưới xuôi, người ta thường thu hoạch ngọn su su vào mùa đông nhưng thời tiết ở đây, mùa đông rất khắc nghiệt, thường xuyên có sương muối và các đợt rét đậm, rét hại, trong khi mùa hè lại mát mẻ nên tôi quyết định trồng su su lấy ngọn vào đầu xuân và thu hoạch từ tháng 3 âm lịch đến hết tháng 10 âm lịch. Lúc ấy, sản phẩm ít sự cạnh tranh, giá lại được cao hơn, trung bình khoảng 15 nghìn đồng/kg”. 

Theo anh Toàn, trồng su su lấy ngọn ở đây rất thuận lợi về nguồn nước tưới và ít sâu bệnh nên sản phẩm chất lượng khá tốt, được thị trường Hà Nội, thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ rất ưa chuộng. Hàng năm, anh chỉ bón phân hữu cơ 2 lần lúc đốn cành khi kết thúc vụ và chuẩn bị vào vụ mới. Sâu bệnh chủ yếu là rệp lúc cây mới ra ngọn nên chỉ cần thường xuyên kiểm tra, ngắt bỏ ngọn có sâu bệnh là có thể khắc phục. Trung bình một năm, anh Toàn thu hoạch trong hơn 7 tháng, mỗi ngày trung bình 2,5 tạ rau, với giá bán bình quân 15 nghìn đồng/kg, anh thu về khoảng 800 triệu đồng; ngoài ra còn tạo thu nhập cho 4 lao động địa phương với mức thu nhập từ 6 triệu đồng/tháng.

Sự trăn trở, mạnh dạn và quyết tâm của anh Sùng A Dê ở xã Suối Bu, huyện Văn Chấn cũng đã giúp người dân vùng này quanh năm chỉ biết cây lúa, cây ngô, nay có thu nhập ổn định từ tre măng Bát độ. Sau nhiều năm trăn trở nghiên cứu về cây tre măng Bát độ của người Mông xã Hồng Ca, Kiên Thành (huyện Trấn Yên), năm 2021, anh Dê đã trực tiếp đi tham quan thực tế, tìm hiểu về đơn vị cung ứng, tiêu thụ sản phẩm măng tre Bát độ để trồng thử nghiệm và vận động nhân dân trồng. 

Anh Dê chia sẻ: "Đồng bào mình khi trồng bất cứ cây giống gì mới cũng đều có những nỗi sợ: sợ không trồng được, trồng không phát triển, trồng xong không có người mua… Vì thế, tôi đã tổ chức cùng với đại diện các hộ dân đi tham quan thực tế tại vùng trồng tre măng ở xã Kiên Thành; làm việc với Công ty TNHH Nông nghiệp xanh Phương Vy để cung ứng cây giống cũng như thu mua toàn bộ sản phẩm cho bà con. Tiền mua giống sẽ được trừ dần vào tiền bán măng và bắt đầu trừ sau khi măng đã phát triển ổn định. Giải quyết được những nỗi sợ, đồng bào mình cũng bắt đầu nghe và trồng theo”. 

Bản thân anh Dê cũng đã thành lập tổ hợp tác vừa hướng dẫn kỹ thuật, vừa trực tiếp thu mua sản phẩm tại chỗ. Đến nay, sau hơn 3 năm, tre măng Bát độ đã dần thay thế những diện tích đất trống, đồi núi trọc, nương ngô kém hiệu quả ở Suối Bu với diện tích đạt 35 ha, hàng chục hộ dân tham gia trồng. Diện tích tre măng đã cho thu hoạch khoảng 8 ha, sản lượng thu hoạch đạt trên 20 tấn, giá trị đem lại trên 100 triệu đồng và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới khi cây bước qua giai đoạn kiến thiết.

Còn có anh Đặng Văn Chính mạnh dạn, tiên phong đưa cá tầm - loài cá có giá trị cao về nuôi tại đất Nà Hẩu, huyện Văn Yên; anh Vũ Mạnh Cường ở thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu - người đầu tiên mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng, khai thác thế mạnh cảnh quan thiên nhiên để tạo ra sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn, thu hút hàng vạn khách du lịch mỗi năm… 

Điểm chung của họ đều là dám nghĩ, dám làm, tiên phong trong thay đổi tư duy, sáng tạo trong việc khai thác các thế mạnh của địa bàn vùng cao, vùng khó khăn để lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp. Bằng cách làm đó, họ không những đã tạo thu nhập cho bản thân mà còn trở thành tấm gương để người dân học và làm theo, góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo tại vùng khó.

Hoài Anh

Tags Mù Cang Chải Trạm Tấu Suối Bu Nà Hẩu lao động việc làm thanh niên lập nghiệp

Các tin khác
Điều chỉnh hoạt động kiểm toán nhằm phối hợp khắc phục hậu quả tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Ảnh minh họa

Việc điều chỉnh kế hoạch kiểm toán nhằm tạo điều kiện cho các địa phương tập trung khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

Được Ủy ban MTTQ xã Phúc Sơn vận động, người dân trong thôn đã trồng bí, mướp đắng lấy hạt cho hiệu quả kinh tế cao.

Những năm qua, để tạo hướng đi mới trong phát triển kinh tế giúp người dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, Đảng ủy xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ đã giao cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) xã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa những cây trồng có giá trị kinh tế cao như dưa bao tử, bí, ớt... vào sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị cao và liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp.

Ngày 15/9/2024, Sở Tài chính tỉnh Yên Bái có văn bản số 1933/STC-QLNS hướng dẫn việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí để thực hiện khắc phục thiệt hại và các sự cố do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Sở Công thương chủ trì phối hợp với Cục quản lý thị trường tỉnh tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường nhất là mặt hàng lương thực thực phẩm, xăng dầu, hàng hóa thiết yếu.

Sở Công thương chủ trì phối hợp với Cục quản lý thị trường tỉnh tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường, nhất là mặt hàng lương thực thực phẩm, xăng dầu, hàng hóa thiết yếu, đảm bảo không để xảy ra tình trạng găm hàng, nâng giá bất hợp lý, không đúng quy định, xử lý nghiêm các vi phạm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục