Yên Bái: Chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng tăng 4,26% so với cùng kỳ

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/10/2024 | 10:37:56 AM

YênBái - 9 tháng năm 2024 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 4,26% so với cùng kỳ năm trước nguyên nhân chủ yếu do sự biến động của giá xăng, dầu trong nước theo giá xăng dầu thế giới và giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu tăng.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu tăng.

9 tháng năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 4,26% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do sự biến động của giá xăng dầu trong nước theo giá xăng dầu thế giới và giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng sau bão số 3.

Trong tháng 9/2024, CPI tăng 2,51%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. 

Nguyên nhân do ảnh hưởng của cơn bão số 3, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu tăng; giá điện tăng do nhu cầu tiêu dùng của người dân khi trời nắng nón; giá học phí trường nghề tăng theo Quyết định 1463/QĐ-TCĐN ngày 27/8/2024 của Trường Cao đẳng nghề Yên Bái về việc quy định mức thu học phí các hệ đào tạo cao đẳng, trung cấp tại Trường Cao đẳng nghề Yên Bái năm học 2024-2025… Các yếu tố trên đã tác động đến CPI của tỉnh Yên Bái trong tháng 9.

Nguyên nhân chủ yếu khiến CPI bình quân 9 tháng có xu hướng tăng so với cùng kỳ là do sự biến động của giá xăng dầu trong nước theo giá xăng dầu thế giới và giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng theo giá xuất khẩu, giá dịch vụ y tế tăng theo quy định về mức đóng bảo hiểm y tế được điều chỉnh theo mức lương cơ sở mới… khiến CPI 9 tháng năm 2024 tăng 4,26% so với cùng kỳ năm 2023.

Các nhóm có chỉ số giá tăng mạnh nhất trong 9 tháng qua là: thuốc và dịch vụ y tế tăng 9,4%; nhóm nhà ở điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 7,34% so với cùng kỳ năm trước do giá các vật liệu xây dựng, giá gas tăng theo giá thị trường trong nước và thế giới cùng với giá thuê nhà ở tăng cao.

Cùng đó, nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 6,58% so với cùng kỳ, do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 5,49% so với cùng kỳ, chủ yếu do mức đóng bảo hiểm y tế được điều chỉnh theo mức lương cơ sở mới, giá đồ trang sức tăng theo giá vàng trong nước và thế giới, dịch vụ chăm sóc cá nhân và dịch vụ vệ sinh môi trường tăng giá.

Nhóm giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,78%, chủ yếu do giá gạo tăng theo giá gạo xuất khẩu (tăng 19,75%); giá thịt lợn tăng 6,88% so với cùng kỳ; lương thực chế biến thực phẩm, đồ gia vị, sữa, bơ, phô mai, bánh mứt kẹo... tăng do giá nguyên liệu đầu vào tăng.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 4,09%, do nhu cầu tiêu dùng và chi phí nguyên liệu đầu vào tăng. Nhóm giáo dục tăng 1,95%, trong đó dịch vụ giáo dục tăng 1,8% chủ yếu ở giáo dục mầm non tư thục tăng 4,69% và giáo dục nghề nghiệp tăng 6,98%; giáo dục trung cấp và cao đẳng tăng 1,06% so với cùng kỳ. 

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,72%, trong đó giá dịch vụ thuê người phục vụ trong gia đình tăng cao nhất 11,65% do giá nhân công tăng.

Nhóm giao thông tăng 1,25%, trong đó giá tăng chủ yếu do dịch vụ bảo dưỡng phương tiện đi lại sau bão tăng 8,7% và dịch vụ khác đối với phương tiện vận tải cá nhân tăng 13,53% (trong đó phí học bằng lái xe tăng 21,28%) so với cùng kỳ.

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,58%, trong đó dịch vụ nhà khách, khách sạn tăng 5,58% và du lịch trọn gói tăng 2,9% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, những yếu tố làm giảm CPI trong 9 tháng qua là chỉ số nhóm bưu chính, viễn thông giảm 1,57% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại thế hệ cũ giảm khi các doanh nghiệp áp dụng chương trình giảm giá, kích cầu đối với các dòng điện thoại thông minh đưa ra thị trường sau một thời gian…

Đức Toàn

Tags Yên Bái CPI lương thực thực phẩm

Các tin khác
Một điểm bán vàng tại Hà Nội.

Sau gần 1 tuần "bất động," thương hiệu SJC bất ngờ tăng thêm 1 triệu đồng mỗi lượng phiên mở cửa sáng 8/10 trong khi giá vàng nhẫn tại các doanh nghiệp trong nước lại không điều chỉnh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 103/CĐ-TTg ngày 7-10 về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.

Cánh đồng vốn xanh tốt của xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái sau bão số 3 đã bị san phẳng bởi bùn đất, củi rác giờ tan hoang, xơ xác.

Là xã trọng điểm sản xuất nông nghiệp của thành phố Yên Bái, trung bình mỗi ngày cung cấp ra thị trường vài tấn rau xanh các loại, khi cơn bão số 3 đi qua, cả cánh đồng xanh tốt rộng hàng trăm héc ta của Tuy Lộc đã trở nên tan hoang, đổ nát khiến cuộc sống của bao hộ nông dân rơi vào cảnh lao đao. Công cuộc khắc phục với những nỗ lực đang bắt đầu...

Cầu qua suối tại thôn Kháo Chu được Nhà nước đầu tư giúp nhân dân thuận lợi trong đi lại và giao thương phát triển kinh tế.

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Bản Công, huyện Trạm Tấu đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, phát huy hiệu quả tiềm năng thế mạnh tại chỗ để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục