Chấn Thịnh phát triển vùng cây ăn quả có múi
- Cập nhật: Thứ hai, 18/11/2024 | 10:35:34 AM
YênBái - Mặc dù đi sau so với các xã vùng trồng cam của huyện, song đến nay, người dân xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn đã phát triển được 153 ha cây ăn quả có múi, đa dạng về cơ cấu giống, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Anh Trần Thanh Tùng ở xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn giới thiệu về giống quýt đường Cái Bè.
|
>> Giải cứu” vùng cây ăn quả có múi ở Văn Chấn
10 năm trở lại đây, phong trào trồng cây ăn quả có múi ở Chấn Thịnh mới bắt đầu phát triển. Nhưng cũng vì thế mà diện tích này không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh vàng lá, thối rễ như phần lớn diện tích cây ăn quả lâu năm ở các xã vùng ngoài của huyện. Song không vì thế mà chủ quan, từ nhiều năm nay, xã Chấn Thịnh đã thường xuyên triển khai các hướng dẫn, kế hoạch chăm sóc từ việc phòng, trừ sâu bệnh hại cho đến kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, chăm sóc sau thu hoạch. Xã còn tích cực tuyên truyền, vận động người dân trồng và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, tăng cường sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ; đưa cây cam, quýt giống mới, giá trị cao vào trồng thử nghiệm…
Xã Chấn Thịnh hiện có 153 ha cây ăn quả có múi, trong đó chủ yếu là cam, quýt với các giống truyền thống của địa phương như: cam Sen, cam Sành, CS1, V2, cam Đường canh… Diện tích đã cho thu hoạch đạt trên 100 ha, sản lượng hàng năm khoảng 900 tấn. Những ngày này, nông dân xã Chấn Thịnh đang phấn khởi vì cam, quýt được mùa, được giá. Hiện cam chanh Vinh, quýt Sen đang vào mùa thu hoạch, cam chanh Vinh giá bán từ 10.000 đồng - 15.000 đồng/kg và quýt Sen từ 15.000 đồng-18.000 đồng/kg. Cam Đường canh, khoảng gần 1 tháng nữa mới cho thu hoạch nhưng một số vườn đã cho thu hoạch sớm, giá bán từ 30.000 đồng - 35.000 đồng/kg. |
Tags Chấn Thịnh cây ăn quả cam Đường canh cam Sành cam Sen
Các tin khác
Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2024, từ đầu năm đến nay, huyện Lục Yên đã trồng mới được trên 2.640 ha, bằng 101,6% kế hoạch.
Sử dụng hiệu quả nguồn lực, rút ngắn thời gian thực hiện các công trình, dự án đầu tư công trọng điểm, quan trọng quốc gia, dự án có tác động lan tỏa... cũng chính là chống lãng phí.
Nuôi hươu sao lấy nhung được xem là hướng thoát nghèo mới đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Nam. Đây cũng là 1 trong nhiều mô hình về “phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 đang được tỉnh Quang Nam triển khai.
Những mầm xanh đã vươn mình mạnh mẽ trên đồng đất vùng lũ; những trường học hư hỏng, ngập tràn bùn đất giờ rộn rã tiếng học sinh nô đùa và trong câu chuyện của những gia đình phải dựng lại nhà cửa, tái định cư tại nơi ở mới lấp lánh niềm hy vọng và khát vọng hồi sinh.