Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/12/2024 | 9:41:41 AM

11 tháng, Việt Nam chi gần 1,6 tỷ USD nhập khẩu thịt và phụ phẩm, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái - mức kỷ lục từ trước đến nay.

Thịt heo nhập khẩu.
Thịt heo nhập khẩu.

Theo số liệu sơ bộ từ hải quan, 11 tháng qua, Việt Nam đã chi tổng số tiền gần 38.000 tỷ đồng (1,55 tỷ USD), để nhập khẩu thịt, trung bình mỗi tháng khoảng 3.450 tỷ đồng. Phần lớn nguồn cung đến từ Ấn Độ, Mỹ, Nga và Đức.

Trong đó, thịt heo và gà đông lạnh, đang ngày càng được ưa chuộng do giá rẻ hơn đáng kể so với hàng nội địa. Thống kê cho thấy giá thịt heo nhập khẩu dao động 52.000-62.000 đồng một kg, chỉ bằng khoảng một nửa giá thịt heo trong nước, vốn ở mức 80.000-180.000 đồng một kg. Hàng nhập khẩu được các quán ăn, nhà hàng và khu công nghiệp ưu tiên nhập để giảm chi phí.

Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho rằng việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do trong những năm gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi để hàng nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam. Giá cả cạnh tranh hơn và nguồn cung dồi dào đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thịt nhập khẩu tăng mạnh. Ngoài ra, dịch tả heo châu Phi lan rộng từ đầu năm đã khiến nguồn cung thịt nội địa giảm, đẩy giá thịt trong nước tăng cao, càng làm thịt nhập khẩu trở thành lựa chọn hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên, việc tăng cường nhập khẩu thịt cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn thực phẩm. Theo Cục Thú y, tháng 5 đến tháng 9, trong số 6.679 lô hàng thịt nhập được kiểm tra, hơn 1% lô hàng bị phát hiện nhiễm vi khuẩn Salmonella (gây bệnh đường ruột) và đã bị loại bỏ. Điều này cho thấy nếu không có các biện pháp kiểm soát và giám sát chặt chẽ, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng là rất lớn.

Ông Công cũng nhấn mạnh rằng cần đặc biệt lưu ý đến các phụ phẩm có nguy cơ quá hạn sử dụng, vốn là một vấn đề đáng lo ngại trong bối cảnh nhập khẩu thịt tăng mạnh.

Nhập khẩu thịt giá rẻ đang mang lại nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức không nhỏ cho ngành chăn nuôi trong nước, cũng như yêu cầu khắt khe hơn trong quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm.

(Theo VnExpress)

Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 129/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chụp ảnh với đại biểu Hội Nữ doanh nhân tỉnh tại Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với phụ nữ tỉnh Yên Bái năm 2023.

Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám thử sức, nữ doanh nhân Yên Bái ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhiều doanh nhân nữ đã và đang đảm nhận trách nhiệm dẫn dắt, lãnh đạo các doanh nghiệp đầu tư trong nhiều lĩnh vực ngày càng phát triển và mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Chị Trương Thị Lụa ở thôn Nghĩa Hưng, xã Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn (bên phải) phấn khởi khi vườn cam của gia đình đã phục hồi, phát triển.

Với quyết tâm khôi phục vùng cây ăn quả có múi tại các xã vùng ngoài sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh vàng lá, thối rễ, huyện Văn Chấn đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ hiệu quả. Từ cung cấp nguồn giống chất lượng cao đến hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ. Những nỗ lực này đang mở ra một hướng phát triển vùng cây ăn quả có múi bền vững, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng thu nhập cho nông dân.

Đoàn viên thanh niên tham gia lớp tập huấn khởi nghiệp tham quan mô hình trồng nấm của anh Hoàng Văn Dũng, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái.

Với phương châm, tuổi trẻ phải là lực lượng tiên phong trong việc mở rộng thị trường, nâng cao vị thế sản phẩm mang bản sắc địa phương, Tỉnh đoàn Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động đồng hành với thanh niên đưa sản phẩm kinh doanh, sản phẩm OCOP tiếp cận sàn thương mại điện tử (TMĐT) và các nền tảng số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục