Thị xã Nghĩa Lộ: Cần đầu tư hơn nữa cho những con đường

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/8/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Những năm qua, thị xã Nghĩa Lộ đã có những cố gắng để từng bước hoàn thiện hệ thống đường giao thông trên địa bàn. Tuy nhiên, để có những con đường tương xứng với tầm phát triển và đòi hỏi mỹ quan của thị xã thì Nghĩa Lộ rất cần sự nỗ lực và đầu tư mạnh mẽ hơn.

Nhiều đường phố chính cũng không có hành lang đường dù mặt đường đã láng nhựa.
Nhiều đường phố chính cũng không có hành lang đường dù mặt đường đã láng nhựa.

Ngoài 9 km đường thuộc quốc lộ 32 và tỉnh lộ đi Trạm Tấu chạy qua, những con đường khác trong lòng thị xã đã hình thành khá hoàn chỉnh. Nhưng không phải đường nào ở đây cũng có thể đi lại một cách thuận tiện, nhất là gặp khi mưa lũ ở địa bàn nông thôn. Còn rất nhiều đường phố ở ngay trung tâm thị xã vẫn còn là đường đất, chưa có hệ thống thoát nước và vỉa hè cho người đi bộ. Nghĩa Lộ có diện tích gần 3.000 ha, với 4 phường 3 xã, tổng chiều dài đường nội thị là 95 km trong đó, một nửa là đường đô thị, một nửa là đường nông thôn. Đối với 41,6 km đường nông thôn thì chủ yếu là đường trục (27 km) còn là đường thôn bản. Trong số trên 44 km đường đô thị có 15 km đường phố chính, còn lại là đường phố nhánh và đường nội bộ khu phố nhưng cũng non nửa số này chưa đạt tiêu chí vào cấp đường nào. Đánh giá về chất lượng thì hiện nay chỉ có 23 km đường thị xã, chiếm 24,2% là đường loại tốt, còn 28,7% đường trung bình, 20,3% đường xấu và còn tới 26,6% đường rất xấu.

Trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2005, thị xã đầu tư trên 18 tỷ đồng để phát triển mạng lưới giao thông, trong đó 27% là của nhân dân và các tổ chức đóng góp, còn lại là nguồn từ ngân sách nhà nước. Với mức đầu tư đó, thị xã đã cải tạo nâng cấp được 3,5 km đường đô thị, kiên cố gần 20 km đường nông thôn và sửa chữa đắp rộng 25 km đường dân sinh… Năm 2006, Nghĩa Lộ được đầu tư gần 1,5 tỷ đồng, còn năm nay nguồn đầu tư thấp hơn khoảng trên 1 tỷ đồng. Trong khi đó, thị xã dự kiến sẽ cải tạo, nâng cấp 2,8 km đường với số tiền đầu tư trên 2,3 tỷ đồng. Kế hoạch đã được triển khai xuống các xã phường; nơi nhiều thì cải tạo nâng cấp vài trăm mét như các xã Nghĩa An, Nghĩa Phúc, Nghĩa Lợi, các phường Tân An, Pú Trạng.

Thực hiện chủ trương của tỉnh với phương thức Nhà nước đầu tư 60%, nhân dân tham gia 40% đã được các cấp chính quyền vận dụng khá linh hoạt. Tuỳ theo quy mô, cấp độ đường hoặc địa bàn nông thôn hay trong nội thị mà cơ chế có thể là 50 - 50 hoặc có nơi nhân dân tham gia tới 60%. Vốn đầu tư của Nhà nước được chuyển xuống địa phương quản lý, quy chế dân chủ được thực hiện triệt để tại các tổ nhân dân, nhất là việc giám sát vốn, chất lượng thi công và bàn bạc để thống nhất mức đóng góp. Nhà ở đường to, nhà ở phía trước liền đường, hay nơi hạng đất có giá trị thì tham gia ở mức cao. Nhà ở phía sau, ít diện tích đất, đường nông thôn đóng góp thấp hơn. Có nơi lại vận động theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình. Tất cả người dân ở thị xã Nghĩa Lộ đều đồng tình trong việc làm đường giao thông. Người ta sẵn sàng lui hàng rào để giải phóng mặt bằng, hộ nông thôn thì tích cực khai thác cát sỏi, hộ dân ở đô thị thì đóng góp từ 700 đến 800 trăm ngàn đồng, cá biệt có hộ đã đóng góp gần 4 triệu đồng trong dịp làm đường Ao Sen của phường Tân An hồi cuối năm trước.

Để mở rộng không gian đô thị, nhằm thu hút đầu tư, tạo quỹ đất cho phát triển, thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng quy hoạch phát triển giao thông vận tải và phân kỳ đầu tư đến năm 2025 với tổng số vốn gần 200 tỷ đồng. Trước mắt, từ nay đến 2010 thị xã sẽ luân phiên đầu tư khoảng 63 tỷ để làm mới và cải tạo, nâng cấp trên 21 km, trong đó ưu tiên cải tạo 12 tuyến đường nội thị, mở rộng 5 tuyến đường phố nhánh ở phường Tân An, Pú Trạng. Đối với đường nội bộ khu phố sẽ huy động nhân dân giải phóng mặt bằng, đào đắp mở rộng nền đường, tạo tiền đề cho việc từng bước cứng hoá mặt đường và công trình thoát nước…

Thị xã cũng đề ra những giải pháp để huy động vốn, giải pháp kỹ thuật nhằm tránh lãng phí đầu tư và huy động tối đa nguồn lực sẵn có tại địa phương. Tuy nhiên với nguồn đầu tư không nhỏ trong 3-4 năm tới đã đặt ra cho thị xã một bài toán về giải quyết vốn. Không nằm trong danh sách địa phương được ưu tiên đầu tư của Nhà nước cũng như các chương trình dự án cho dù thu nhập của người dân bình quân trên 4 triệu/năm thì nguồn đầu tư cũng phải trông chờ vào tỉnh. Để sớm thoát khỏi thực trạng giao thông hiện nay, thị xã cần được đầu tư 3 đến 4 tỷ mỗi năm nhằm kích cầu, huy động sự đóng góp của nhân dân. Thu nhập bình quân ở thị xã Nghĩa Lộ là thế nhưng ở xã Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc - nơi người dân sản xuất nông nghiệp thuần tuý, có thu nhập thấp rất mong muốn được áp dụng cơ chế Nhà nước cấp vốn 70%, nhân dân đóng góp 30% đối với một số cấp đường.

Ngoài những gì đã và đang thực hiện, đã đến lúc thị xã cũng cần tính toán những con đường đã kiên cố hoá để hoàn chỉnh hệ thống thoát nước, hành lang đi bộ ngay cả đối với việc quy hoạch các loại cây xanh dọc bên đường để mỗi con đường thể hiện được đặc trưng của thị xã văn hoá trong tương lai. Có như vậy những con đường không chỉ phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất, dân sinh mà còn cải thiện cảnh quan đô thị, làm cho thị xã Nghĩa Lộ văn hoá sớm trở thành điểm đến của du khách gần xa và là trung tâm văn hoá xã hội của các địa phương miền Tây.

Quang Tuấn

Các tin khác
Du khách đến Yên Bái trong các lễ hội mùa xuân.

YBĐT - Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Yên Bái đã ra Nghị quyết 07-NQ/TU về “Đẩy mạnh phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế phát triển quan trọng của tỉnh”, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng du lịch hàng năm đạt từ 30% trở lên.

Ảnh: Minh Thúy

YBĐT - Hiệu quả kinh tế đã được khẳng định, mà cây đậu tương lại không được bà con đón nhận đưa vào sản xuất và coi là cây trồng chủ lực tạo thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo. Vụ đậu tương xuân 2007 vừa qua, theo kế hoạch toàn huyện gieo trồng 150 ha đậu tương. Tuy nhiên, số diện tích gieo trồng chỉ đạt 142,4ha.

Nông dân Việt Hồng thu hoạch chè.

YBĐT - Hôm nay, Việt Hồng đang từng ngày thay da đổi thịt. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, Đảng bộ và nhân dân Việt Hồng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất.

Ảnh minh hoạ.

YBĐT - Thực hiện Kế hoạch số 924/UBTVQH11 ngày 11/6/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các cấp, các ngành về Dự luật Thuế thu nhập cá nhân. Tính đến ngày 10/8/2007 công tác tổng hợp ý kiến trên phạm vi toàn tỉnh đã hoàn tất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục