Hiệu quả từ hỗ trợ trồng rừng ở Sơn A

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/8/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Xã Sơn A, huyện Văn Chấn (Yên Bái) có diện tích tự nhiên 858,9 ha, ngoài diện tích đất trồng lúa nước 210 ha và diện tích thổ cư, còn lại 280 ha là đất sông suối, đồi núi và riêng diện tích có thể trồng rừng là 230 ha.

Từ chủ trương phải phủ xanh đất trống đồi núi trọc để bảo vệ môi trường, Đảng bộ xã Sơn A đã đưa vào nghị quyết về phát triển lâm nghiệp đến năm 2010 phải phủ xanh được 230 ha đất đồi núi trọc này; trong đó có 71 ha đất trồng rừng kinh tế và 159 ha đất rừng lâm nghiệp xã hội; bảo vệ tốt 64 ha các khu rừng tái sinh đang phát triển của tập thể và các hộ đã khoanh nuôi từ trước và nêu mục tiêu phấn đấu đạt độ tàn che phủ 60%. Tuy vậy, từ năm 2002 trở về trước toàn xã chỉ có 14 hộ nhận đất trồng rừng và bảo vệ rừng, quả là con số quá thấp so với trên 800 hộ dân năm 2002.

Từ năm 2003 trở lại đây do cơ chế hỗ trợ trồng rừng của tỉnh, huyện và Lâm trường Văn Chấn đã động viên khuyến khích được nhân dân nhận đất trồng rừng nên trong năm 2006 và 6 tháng năm 2007 toàn xã đã có 88 hộ nhận đất trồng rừng kinh tế với 67 ha, đạt 94% kế hoạch giao. Với mức đầu tư 1 triệu đồng/ha sau khi trừ cây giống, phân bón, mỗi hộ còn nhận được 363 nghìn đồng tiền mặt để tổ chức chăm sóc bảo vệ cây, nên phong trào trồng cây lâm nghiệp xã hội của xã cũng được khởi động mạnh mẽ.

Từ năm 2003 đến nay đã có 9/10 thôn bản tham gia trồng rừng và tính đến tháng 6/2007 toàn xã đã có 196,4 ha, đạt 85,4% kế hoạch đề ra. Các loại cây chủ yếu được huyện và Lâm trường Văn Chấn cung cấp là thông mã vĩ trên 214 nghìn cây, keo lai trên 113 nghìn cây, cùng hàng nghìn loại cây khác nhau như: luồng Thanh Hóa, tre Bát độ, cây ăn quả các loại do hộ tự sưu tầm mang về trồng ở vườn rừng và vườn nhà. Diện tích trồng rừng và cây ăn quả đều được bảo vệ và chăm sóc chu đáo phát triển tốt. Hiện nay 100% diện tích đất đồi núi, ven sông suối ở Sơn A đều có chủ bảo vệ để trồng cây.

Có được kết quả như hôm nay đó chính là có chủ trương, chính sách hợp lý trong việc trồng và bảo vệ rừng. Lâm trường Văn Chấn, Phòng Kinh tế huyện đã tập trung chỉ đạo cụ thể, kiểm tra hỗ trợ kịp thời về ngân sách, cây giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật cho hộ nông dân.

Với những kết quả bước đầu như hiện nay chắc chắn những năm tới Sơn A sẽ thực hiện được mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo cho cảnh quan môi trường ngày càng xanh tươi và mang lại hiệu quả kinh tế cao theo đúng mục tiêu nghị quyết của Đảng bộ xã đề ra.

Hoàng Đình Thìn

 

Các tin khác
Có đường, Làng Nhì không còn cách biệt với bên ngoài.

YBĐT - Cuộc sống của người Làng Nhì thay đổi từ khi có đường. Gạo, dầu, tấm lợp và những hàng hóa thiết yếu đã đến với người vùng cao dễ dàng hơn. Những sản phẩm của bà con vùng cao được trao đổi với bên ngoài thuận tiện. Quan trọng hơn, có đường Làng Nhì không còn cách biệt với bên ngoài, vì vậy tư duy và nhận thức của người dân đã có sự thay đổi căn bản.

Lễ hội Mường Lò. (Ảnh Thành Trung)

YBĐT - Sau 3 năm tổ chức Chương trình Du lịch về cội nguồn hợp tác giữa 3 tỉnh Yên Bái - Lào Cai - Phú Thọ đã thu hút trên 10 triệu lượt du khách. Trong đó, ngành du lịch Yên Bái đã đón và phục vụ trên 380 nghìn lượt khách với doanh thu 115 tỷ đồng.

YBĐT - Để xây dựng mô hình thâm canh lúa lai cải tiến đạt giá trị kinh tế 50 triệu đồng/ha/năm, vụ mùa năm nay, huyện Văn Yên (Yên Bái) đã đưa bốn giống lúa lai có năng suất chất lượng cao là giống SYN6, Nghi Hương 2308, Tiên ưu 95, N.ưu 69, Nhị ưu 838 vào gieo cấy thử nghiệm theo mô hình cải tiến, với diện tích 5 ha giao cho 42 hộ dân tại thôn Trung Tâm, xã An Thịnh trồng thí điểm.

Tập quán chăn thả gia súc tự nhiên của người dân đang từng bước được thay đổi.

YBĐT – Là huyện có những điều kiện thuận lợi về đất đại, khí hậu và nguồn nhân lực nông nghiệp để phát triển chăn nuôi đại gia súc, tuy nhiên trong nhiều năm, tiền năng này vẫn chưa được huyện Trấn Yên (Yên Bái) khai thác hiệu quả để trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục