Đổi thay trên quê hương cách mạng Thượng Bằng La

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/5/2025 | 8:26:12 AM

YênBái - Đèo Lũng Lô nằm trên con đường nối chiến khu Việt Bắc với chiến trường Tây Bắc, tuyến giao thông huyết mạch nối cửa ngõ Tây Bắc lên chiến trường Điện Biên Phủ. Nơi đây ghi dấu những chiến công hiển hách một thời đã đi vào thơ ca cách mạng với “56 ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm mưa dầm cơm vắt...".

Mô hình nuôi hươu lấy nhung của anh Phạm Trung Đông ở thôn Trung Tâm, xã Thượng Bằng La bước đầu cho nhập cao.
Mô hình nuôi hươu lấy nhung của anh Phạm Trung Đông ở thôn Trung Tâm, xã Thượng Bằng La bước đầu cho nhập cao.

Dưới chân đèo Lũng Lô là mảnh đất quê hương cách mạng Thượng Bằng La. Cùng với quân dân cả nước trong những năm tháng giữ nước hào hùng của dân tộc, quân và dân xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn đã vùng lên, góp phần đánh đổ ách đô hộ của thực dân Pháp lập nên những chiến công hiển hách.

Phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, nhân dân các dân tộc xã Thượng Bằng La hôm nay đang phát huy các tiềm năng, lợi thế của địa phương, chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ để nâng cao đời sống nhân dân.

Là người con sinh ra và lớn lên ở Thượng Bằng La, chị Kiều Thị Huyền ở thôn Thiên, luôn tự hào về truyền thống của quê hương. Quyết tâm gắn bó với quê hương, chị Huyền đã chọn hướng phát triển kinh tế bằng trồng tre măng Bát độ và trồng chanh, mỗi năm thu nhập trên từ 1,5 đến 2 tỷ đồng.

"Nhớ lời dạy của Bác Hồ về phát triển kinh tế nông nghiệp, những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, gia đình tôi đã tận dụng nguồn đất có sẵn để phát triển kinh tế, nhất là trồng rừng kết hợp chăn nuôi. Hiện gia đình tôi đã trồng được 15 ha tre măng Bát độ và 2ha trồng chanh cùng kết hợp chăn nuôi, nhờ vậy cuộc sống của gia không chỉ thoát nghèo mà vươn lên làm giàu chính đáng”, chị Huyền chia sẻ.

Đến Thượng Bằng La hôm nay, một điều dễ nhận ra là sự đổi thay trong cách nghĩ, cách làm và sự năng động, sáng tạo của người dân trong phát triển kinh tế, xã hội đã giúp cho đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng nâng cao.

Đó không chỉ là sự chuyển đổi canh tác cây lúa từ 1 vụ lên 2 vụ; nhân dân mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất và chú trọng phát triển kinh tế hộ. Mà địa phương này còn đặc biệt khuyến khích đẩy mạnh phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa và trồng cây ăn quả có múi cho hiệu quả kinh tế cao, trong đó nuôi hươu, nuôi dúi, chăn nuôi lợn đang hướng di mới của người dân nơi đây.

Tuy mới đầu tư chuồng trại và con giống để nuôi hươu lấy nhung gần một năm nay, nhưng 50 con hươu bước đầu đã đưa về lợi nhuận cho anh Phạm Trung Đông ở thôn Trung Tâm hơn 100 triệu đồng.

Anh Đông cho biết, nuôi hươu khá dễ, có giá trị kinh tế cao, nguồn thức ăn chủ yếu là cây cỏ, rau, củ trong vườn. Trong thời gian nuôi 18 tháng, hươu cái trưởng thành được phối giống sinh sản, còn hươu đực bắt đầu ra chồi nhung. Một con hươu cái trưởng thành có trọng lượng khoảng 45-50kg, hươu đực nặng từ 65-90kg. Hươu đực nuôi 24 tháng có thể lấy nhung với trọng lượng mỗi con từ 250-300g nhung. Càng nuôi lâu thì chồi nhung càng nhiều, lợi nhuận càng cao. Nhung hươu có giá trị dinh dưỡng cao, dùng để chế biến các sản phẩm đông y, thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. 1kg nhung có giá bán từ trên 20 triệu đồng.

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, dưới sự chỉ đạo của huyện Văn Chấn, xã Thượng Bằng La đã tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; trong đó, thay đổi phương thức chăn nuôi từ nhỏ lẻ, truyền thống sang chăn nuôi trang trại. Nhờ vậy, đến nay, toàn xã có trên 50 mô hình nuôi lợn có quy mô từ 50- 200 con/lứa, hàng chục mô hình nuôi dúi, hươu….Hiện xã Thượng Bằng La có tổng đàn gia súc chính trên 26.000 con; trong đó đàn trâu, bò có 2.200 con, đàn lợn trên 24.000 con.

Đến nay, xã Thượng Bằng La có hơn 600/2131 hộ có mô hình phát triển kinh tế, chủ yếu là trồng cam, chanh, tre mang Bát độ, nuôi gà, lợn, trồng rừng... có thu nhập từ 150 triệu đồng/năm trở lên; bình quân thu nhập đầu người đạt 53 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,7%.

Ông Hoàng Xuân Dương - Chủ tịch UBND xã cho biết: Là địa bàn vùng cao nhưng xã đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư trên các lĩnh vực chế biến gỗ, chè, vật liệu xây dựng, nhất là trang trại nuôi thỏ rộng 30 ha của Công ty Nippon Zoki Việt Nam giải quyết việc làm hơn 100 lao động địa phương với thu nhập 6- 8 triệu đồng/người/tháng.

Những đổi thay trên quê hương cách mạng Thượng Bằng La hôm nay đã thể hiện sức mạnh đoàn kết và ý chí quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc nơi đây phát huy truyền thống vươn lên trong công cuộc đổi. Nhiều năm liền Đảng bộ đạt "Đảng bộ trong sạch vững mạnh”; đời sống của người dân không ngừng được nâng cao. Trật tư an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị luôn được quan tâm chú trọng. Đó cũng là tiền đề vững chắc để Thượng Bằng La tiếp tục phấn đấu xã đạt nông thôn mới nâng cao năm 2025 và thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu của Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

Văn Tuấn

Tags Thượng Bằng La Văn Chấn trồng cam nuôi hươu chăn nuôi tre măng bát Độ

Các tin khác
Lãnh đạo huyện Văn Yên và xã Đại Phác kiểm tra diện tích cây dâu của các hộ dân.

Triển khai Đề án “Phát triển trồng dâu nuôi tằm giai đoạn 2024 - 2025, định hướng đến năm 2030” gắn với Nghị quyết phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững của huyện Văn Yên, xã Đại Phác đã tập trung quy hoạch, tận dụng hiệu quả tiềm năng đất nông nghiệp, áp dụng các giải pháp đồng bộ, đến nay, Đại Phác đã bước đầu hình thành vùng sản xuất dâu tằm với hơn 30 ha, thành lập một hợp tác xã, thu hút 40 hộ dân tham gia, mở ra hướng đi mới trong nâng cao thu nhập và giá trị canh tác cho người nông dân.

Người dân Mù Cang Chải nuôi ong dưới tán cây Sơn Tra.

Nằm ở độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển, huyện Mù Cang Chải không chỉ nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ mà còn là vùng đất có điều kiện lý tưởng để phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Với khí hậu mát mẻ, hệ sinh thái rừng phong phú và nguồn hoa tự nhiên dồi dào, người dân nơi đây đang từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng địa phương, biến nghề nuôi ong thành hướng phát triển kinh tế mới theo hướng xanh và bền vững.

Giao thương qua các hội chợ, triển lãm và giao thương quốc tế giúp các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác mới.

Mở rộng thị trường, khơi thông các thị trường tiềm năng, trọng điểm và hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại (XTTM) là những đề xuất liên tục được các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp (DN) đưa ra tại các cuộc họp giao ban XTTM với các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài do Bộ Công Thương tổ chức. Điều đó cho thấy, trong bối cảnh hiện nay, việc kết nối thị trường, đẩy mạnh hoạt động XTTM là hoạt động hỗ trợ thiết thực đối với DN.

Sản xuất lắp ráp ô tô tại nhà máy của Công ty Ford Việt Nam (liên doanh giữa Tập đoàn Ô tô Ford Hoa Kỳ và Công ty Diesel Sông Công).

Sự kiện Hoa Kỳ công bố áp thuế đối ứng đối với nhiều nước tác động không nhỏ tới đời sống kinh tế, đầu tư toàn cầu. Trong đó, giới chuyên gia dự báo, hoạt động đầu tư quốc tế sẽ diễn biến khó lường theo xu hướng giảm trên bình diện rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục