Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa vấn đề sống còn của doanh nghiệp ở Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/11/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nhãn hiệu hàng hóa và uy tín là hai thứ không thể thiếu được đối với mọi doanh nghiệp. Nó là sức mạnh là năng lực kinh doanh, lợi nhuận là sự thành bại của doanh nghiệp.

Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nên các doanh nghiệp muốn phát triển phải quan tâm tới việc xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng tốt mọi nhu cầu của người tiêu dùng và quảng bá sản phẩm của mình ra thị trường. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, vừa qua, UBND tỉnh Yên Bái đã ra Quyết  định khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động xây dựng nhãn hiệu hàng hóa với Cục Sở hữu trí tuệ.

Tỉnh Yên Bái hiện có gần 600 doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, số lượng doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa còn rất khiêm tốn. Hiện toàn tỉnh mới 28 văn bằng nhãn hiệu hàng hoá được cấp giấy chứng nhận, 4 văn bằng kiểu dáng công nghiệp và 1 văn bằng giải pháp hữu ích được Cục Sở hữu trí tuệ xem xét cấp giấy chứng nhận.

Với những kết quả trên, có thể nhận thấy, việc xây dựng nhãn hiệu đối với các doanh nghiệp ở Yên Bái vẫn đang là vấn đề khá mới mẻ và còn nhiều bất cập. Nhiều đơn vị có sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực cũng chưa quan tâm đến việc bảo vệ thương hiệu của đơn vị mình cũng như tôn trọng tài sản trí tuệ của doanh nghiệp khác. Có doanh nghiệp cho rằng, khó khăn vướng mắc hiện nay là nguồn cung cấp nguyên liệu, vốn sản xuất kinh doanh, thông tin về thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước về các đối thủ cạnh tranh hơn là xây dựng và phát triển nhãn hiệu.

Ông Hi Văn Lạng - Giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm Yên Bái cho biết: Ngay từ khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã sớm ý thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu hàng hóa. Chính vì vậy, năm 2004 Công ty đã xây dựng cho riêng mình một nhãn hiệu thuốc cảm xuyên hương và đại tràng hoàn Y/B. Với phương châm chất lượng là nền tảng nâng cao uy tín của sản phẩm và phát triển doanh nghiệp, Công ty đã không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường trong nước. Nhờ chú trọng tới việc xây dựng  nhãn hiệu của sản phẩm thuốc cảm xuyên hương, đại tràng hoàn - Y/B  đã trở thành một trong những thương hiệu mạnh của tỉnh, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm. Nhờ đó sản phẩm thuốc cảm xuyên hương của Công ty đã được tặng thưởng Cúp vàng thương hiệu Dược phẩm an toàn tại Hội chợ GOOD MEDI PHARM EXPO 2006, năm 2007 được giải thưởng Thương hiệu vàng do Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam cấp và giải thưởng Chất lượng vàng do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng cấp…

Ông Hi Văn Lạng, có được thành quả ấy, trước hết là do Công ty đã có định hướng đúng về thị trường, mọi hoạt động của Công ty đều hướng vào khách hàng. Trong quá trình xây dựng nhãn hiệu, Công ty luôn gắn với tiếp thị hiệu quả, cải tiến phương thức kinh doanh, bán hàng sáng tạo, triển khai nhiều hình thức, phương thức quảng bá nhãn hiệu có tính chuyên nghiệp, đồng thời luôn tận dụng, khai thác các cơ hội trong những lần tham gia hội chợ triển lãm để quảng bá sản phẩm …đến với người tiêu dùng. Theo kinh nghiệm của Công ty, để có một thương hiệu mạnh, trước hết các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường, từ đó định hướng nhãn hiệu một cách chính xác, trong đó cần phải xác định và tạo lập một số thuộc tính cơ bản, riêng biệt cho các nhãn hiệu; đồng thời thiết lập các thành tố thương hiệu một cách phù hợp, hiệu quả, thực hiện tính nhất quán trong quảng bá sản phẩm. Trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, cần tận dụng, khai thác tối đa  cơ hội để quảng bá nhãn hiệu bằng nhiều hình thức khác nhau.

Theo ông Phạm Văn Thụy - Trưởng phòng Quản lý công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: Để chủ động xây dựng, khai thác, phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc xác lập, quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ đối với doanh nghiệp có các sản phẩm chiến lược và tiềm năng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh, thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất 5 dự án phát triển tài sản trí tuệ của tranh đá quí Lục Yên, mật ong Mù Cang Chải, tinh bột sắn Văn Yên, chè Suối Giàng, bưởi Đại Minh, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế; phối hợp với UBND huyện Văn Yên chỉnh sửa và hoàn thiện hồ sơ dự án "Xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý Văn Yên cho sản phẩm quế".

Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, đây là cơ hội  lớn đối với các doanh nghiệp trong cả nước song áp lực cạnh tranh trên thị trường cũng rất khắc nghiệt. Vì vậy, trong xu thế hội nhập, các doanh nghiệp trong tỉnh cần phải phấn đấu vươn lên để khẳng định được nhãn hiệu hiệu hàng hóa của mình bằng chất lượng tốt và giá thành hạ. Muốn làm được điều đó, các doanh nghiệp cần sớm tiếp cận các kỹ năng quản lý kinh doanh cũng như ổn định để sản xuất để xây dựng và phát triển nhãn hiệu hàng hóa.

Quang Thiều

Các tin khác

YBĐT - Cát Thịnh là xã có diện tích rừng lớn nhất trong các xã của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái bởi diện tích tự nhiên trên 16.882 ha, trong đó đất có rừng là 7.277 ha.

Hỗ trợ chính sách thuế cho người nộp thuế tại Chi cục thuế huyện Trấn Yên.

YBĐT - Luật QLT có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều tổ chức, cá nhân trong xã hội nên trong quá trình tổ chức thực hiện không tránh khỏi những vướng mắc nhất định trên tờ khai thuế, rất cần được Tổng cục Thuế tháo gỡ kịp thời.

Khách chọn mua lịch cực đại tại một cửa hàng của Công ty Sách - Thiết bị trường học.

YBĐT - Mặc dù còn hơn một tháng nữa mới bước sang năm 2008 nhưng thời điểm này thị trường lịch đã hết sức sôi động. Dọc các tuyến đường Đinh Tiên Hoàng, Điện Biên ở thành phố Yên Bái hay các cửa hàng văn hoá phẩm ở thị trấn, thị tứ đâu đâu cũng đỏ rực những lịch.

Đẩy mạnh khuyến nông, Yên Bái cơ bản đảm bảo an ninh lương thực. (Ảnh: PV)

YBĐT - Hiệu quả từ các chương trình, dự án khuyến nông đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Yên Bái. Đội ngũ cán bộ khuyến nông đã trở thành lực lượng tiên phong là cầu nối đưa khoa học kỹ thuật đến với người sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục