Kinh tế cửa khẩu tiền đề đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế Lào Cai

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/11/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai nằm trên tuyến đường hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, có cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu là cửa ngõ thông thương quan trọng, thuận tiện và là hành trình ngắn nhất nối Việt Nam, các nước ASEAN với miền Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc.

Khu Trung tâm thương mại quốc tế Lào Cai. (Ảnh: Quang Trung)
Khu Trung tâm thương mại quốc tế Lào Cai. (Ảnh: Quang Trung)

Ngày 26/5/1998, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 100-TTg cho phép tỉnh Lào Cai được áp dụng thí điểm một số chính sách tại một số khu vực cửa khẩu biên giới tỉnh Lào Cai. Quyết định đã khuyến khích các địa phương khơi dậy và phát huy vị thế, tiềm năng của một vùng kinh tế vừa có cửa khẩu quốc tế, quốc gia, lối mở vừa có đường sắt, đường thuỷ và đường bộ thuận lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội, phát triển dịch vụ du lịch trong khu vực và quốc tế.

Nhằm thu hút đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai, UBND tỉnh đã ban hành hàng loạt các cơ chế, chính sách ưu đãi về đấu giá quyền sử dụng đất; chính sách khuyến khích nhập hộ khẩu; chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp; cơ chế quản lý xuất nhập cảnh, du lịch mở rộng, đặc biệt chính sách ưu đãi đầu tư vào 4 khu kinh tế trọng điểm trong khu kinh tế cửa khẩu và chính sách ưu đãi đầu tư kinh doanh tại Trung tâm thương mại cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, kinh doanh tại Trung tâm thương mại cửa khẩu quốc tế Lào Cai được UBND tỉnh Lào Cai tạo mọi điều kiện thuận lợi đảm bảo mọi quyền, lợi ích hợp pháp, được hưởng tất cả các chính sách ưu đãi cao nhất theo quy định của Nhà nước Việt Nam và của tỉnh Lào Cai. Ngoài ra còn được hưởng các ưu đãi bổ sung như: ưu đãi về thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, cấp phép hoạt động, ưu đãi về thủ tục xuất nhập cảnh, ưu đãi về thời gian lưu trú, ưu đãi về vận chuyển và lưu giữ hàng hoá, ưu đãi về đào tạo lao động, về nhập khẩu, thuế, giá trị gia tăng, về chính sách thuế, về chính sách tiền tệ.

Những quy định và chính sách ưu đãi của UBND tỉnh đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, đã thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cùng với đóQuyết định số 09/2003/QĐ - TTg ngày 10/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ, khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai được mở rộng phạm vi, với tổng diện tích tự nhiên là 7.971,8 ha. Đến năm 2006, công tác quy hoạch theo chương trình phát triển khu kinh tế cửa khẩu đã cơ bản hoàn thành, hình thành các khu chức năng.

Để đẩy mạnh khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế cửa khẩu Lào Cai, trong những năm 2001 - 2005, Lào Cai đã mở rộng hoạt động đối ngoại, xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương của Trung Quốc, đặc biệt với tỉnh Vân Nam.

Do chính sách ưu đãi đối với khu kinh tế cửa khẩu nên số doanh nghiệp đăng ký thành lập và hoạt động tại khu kinh tế cửa khẩu tăng mạnh. Đến nay có khoảng 500 doanh nghiệp đăng ký thành lập và hoạt động tại khu kinh tế cửa khẩu. Trong 8 tháng năm 2007, giá trị kim ngạch xuất khẩu thông qua khu vực kinh tế cửa khẩu đạt gần 500 triệu USD, vượt 5,8% so với k ế hoạch.

Các loại hình xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai ngày càng đa dạng, phong phú. Ngoài xuất nhập khẩu kinh doanh, các loại hình khác như quá cảnh, tạm nhập tái xuất, nhập đầu tư, nhập sản xuất hàng xuất khẩu… cũng đạt tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2001 chỉ có 49 triệu USD nhưng đến năm 2004 là 111 triệu USD, tăng 126%.

Tổng thu ngân sách khu kinh tế cửa khẩu tăng mạnh là kết quả của việc thực hiện đề án chương trình phát triển kinh tế cửa khẩu và là kết quả của sự đầu tư vào khu vực kinh tế cửa khẩu tăng, hoạt động xuất nhập cảnh, du lịch qua cửa khẩu tăng kéo theo các hoạt động dịch vụ phát triển. Năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007, kinh tế cửa khẩu Lào Cai ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu ngày càng nhộn nhịp, sôi động, kim ngạch xuất nhập khẩu, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai, kết quả thu ngân từ các hoạt động đều cao hơn so với năm 2005.

Sự phát triển kinh tế cửa khẩu Lào Cai từ 1991 đến nay là tiền đề đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp - thương mại  du lịch - nông nghiệp và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Kinh tế cửa khẩu phát triển đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai và vùng biên giới Lào Cai và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Kinh tế cửa khẩu phát triển đã góp phần thúc đẩy Lào Cai khai thác tiềm năng tài nguyên khoáng sản, phát triển công nghiệp khai khoáng

Kinh tế cửa khẩu phát triển còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho cư dân trong khu kinh tế cửa khẩu và góp phần thúc đẩy công cuộc xoá đói giảm nghèo; đồng thời là cơ hội để Lào Cai, Việt Nam và khối ASEAN được tiếp cận với một thị trường lớn ở vùng Tây Nam Trung Quốc; là cầu nối Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN.

Khánh Linh

Các tin khác

YBĐT - Năm 2007, được coi là năm sản xuất, kinh doanh chè có bước chuyển tốt, tổng sản lượng đạt 70 ngàn tấn, tăng 5 ngàn tấn so cùng kỳ nhưng giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác chỉ đạt 12 triệu đồng. Trên thị trường, đã có thêm một số sản phẩm chè mới là chè Ô Long, Bát Tiên... có giá bán cả trăm ngàn đồng/kg, nhưng số lượng rất ít, các doanh nghiệp vẫn chế biến chè đen là chính và chủ yếu bán qua các tổng công ty, doanh nghiệp ngoài tỉnh, số lượng xuất khẩu chưa đầy 500 tấn...

YBĐT - Năm 2007 là năm thứ hai, ngành Thuế huyện Trấn Yên thực hiện kế hoạch 5 năm (2006-2010). Đây là một năm dự đoán sẽ gặp không ít khó khăn bởi các khoản thu từ đất giảm mạnh, nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng cũng chững lại...

Người mua mũ bảo hiểm cẩn thận lựa chọn cho mình một chiếc mũ đảm bảo chất lượng.
(Ảnh: Thanh Chi)

YBĐT - Mục tiêu của đợt thanh tra là: xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân kinh doanh MBH xe máy hoặc để khuyến mại cho hoạt động của mình mà không đạt tiêu chuẩn bắt buộc TCVN 5756: 2001 hoặc TCVN 6979: 2001 theo quy định, nhằm bảo vệ quyền lợi và đảm bảo an toàn cho người sử dụng; góp phần nâng cao nhận thức cho các cơ sở kinh doanh MBH và các cơ sở dùng MBH để khuyến mại cho hoạt động kinh doanh.

YBĐT - Sở KH&CN, Sở Tài chính, Sở NN&PNT tỉnh Yên Bái đã tiến hành kiểm tra tiến thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại huyện Trạm Tấu", do UBND huyện Trạm Tấu thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục