Tiếng nói doanh nghiệp đầu năm

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/1/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - Bước vào năm 2008 Yên Bái xác định tập trung tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp phát huy hét khả năng của mình trong việc sản xuất kinh doanh. Từ chủ trương của tỉnh, các doanh nghiệp đã có phương hướng, chiến lược riêng cho mình. YBĐT xin giới thiệu những suy nghĩ của các nhà doanh nghiệp trước thềm năm mới.

Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Yên Bái Nguyễn Tường Thuật: Chất lượng, giá cả, dịch vụ là yếu tố quyết định

 

Trong tiến trình hội nhập, nhất là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp với quy luật chung. Là một đơn vị sản xuất, cung ứng mặt hàng vật liệu xây dựng: xi măng, đá, bột đá CaCO3 - những mặt hàng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

 

 
Mặc dù, trong năm 2007, Công ty vẫn sản xuất tiêu thụ được trên 150 ngàn tấn sản phẩm xi măng, gần 100 ngàn tấn  bột CaCO3 doanh thu đạt 162 tỷ đồng,  Xi măng Yên Bái đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh chấp nhận, song để đứng vững và phát triển, trong năm 2008, Công ty vẫn tập trung nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

 

Việc làm đầu tiên trong năm là tiến hành niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, phát hành thêm cổ phiếu để tăng nguồn vốn sản xuất kinh doanh. Chúng tôi sẽ đưa dây chuyền sản xuất xi măng lò quay vào hoạt động, phấn đấu sản xuất, tiêu thụ 350 ngàn tấn xi măng, 110 ngàn tấn đá, bột đá các loại, doanh thu đạt trên 200 tỷ đồng.

 

Chú trọng, duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hiện Công ty đang áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9000 và hướng tới áp dụng quản lý chất lượng về môi trường theo tiêu chuẩn ISO-14000; tăng cường quảng bá, tiếp thị sản phẩm trong và ngoài nước. Lấy "Chất lượng - giá cả - dịch vụ" là yếu tố quyết định trong sản xuất kinh doanh.

 

Để làm được việc đó, tăng cường quản lý, giảm chi phí không cần thiết, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, tiêu chuẩn hoá cán bộ... bảo đảm việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước...

 

Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty cổ phần Sao Việt Nguyễn Phúc Thành: Sao Việt sẽ đi vào chiều sâu

 

Năm 2007, sản xuất chế biến chè gặp nhiều khó khăn do "cơn lốc chè vàng", mặc dù vậy, cán bộ, công nhân Công ty cổ phần Sao Việt vẫn ổn định sản xuất kinh doanh và thu được những kết quả đáng khích lệ; chế biến gần 500 tấn sản phẩm, doanh thu trên 7 tỷ đồng và nộp ngân sách hơn 500 triệu đồng. Đã đến lúc việc kinh doanh, chế biến chè không thể làm mãi cái việc sơ chế rồi bán lại cho các doanh nghiệp bên ngoài được nữa. Vì vậy, Sao Việt vừa đầu tư thêm 1,5 tỷ đồng xây thêm nhà xưởng sàng, cắt, phân loại, để làm ra những sản phẩm chất lượng cao hơn, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu trực tiếp.

 

Cùng với nhà xưởng sẵn có, năm 2008 này, Sao Việt phấn đấu sản xuất và tiêu thụ 700 tấn sản phẩm, trong đó, xuất khẩu trực tiếp trên 300 tấn và đạt tổng doanh thu 10 tỷ đồng; tiếp tục hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nộp ngân sách từ 120 đến 150% và tạo việc làm với thu nhập khá cho gần 100 lao động.

 

Ông Nguyễn Đức Hậu - Giám đốc Công ty cổ phần Yên Sơn: Đa ngành nghề, đa dạng sản phẩm

 

Năm 2007, Công ty cổ phần Hafaco Yên Sơn sản xuất kinh doanh tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao, xuất khẩu trực tiếp tăng 24,6%, doanh thu đạt trên 47 tỷ đồng, cuộc sống người lao động được ổn định. Phát huy kết quả đã đạt được, trong năm 2008, Công ty phấn đấu doanh thu đạt 65 tỷ đồng, bảo đảm việc làm thu nhập cho người lao động đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.

 

Để đạt mục tiêu đó, ngoài việc duy trì sản xuất, kinh doanh các ngành nghề hiện nay, Công ty tiếp tục đầu tư nâng cấp Dự án Trung tâm Taxi giai đoạn II, đưa tổng xe từ 30 lên 60 xe; triển khai, xây dựng Trung tâm Nhận lệnh và giao dịch chứng khoán tại thành phố Yên Bái; xây dựng dự án chế biến bột giấy có công suất 2 nghìn tấn/năm; liên kết với một số nhà đầu tư mở rộng kinh doanh chế biến khoáng sản, kinh doanh tài chính.

 

Nhằm tăng nguồn vốn, ngoài các ngân hàng thương mại, Công ty sẽ phát hành thêm 3 triệu cổ phiếu tương đương 90 tỷ đồng lên sàn giao dịch chứng khoán. Chiến lược phát triển của Công ty là mở mang ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường xuất khẩu trực tiếp.

 

Ông Nguyễn Ngọc Chỉnh - Giám đốc Công ty cổ phần Khai thác đá Mông Sơn: Tự tin bước vào năm mới

 

Sau khi hoàn thành việc đầu tư mở rộng sản xuất, hiện công suất chế biến đá của Công ty đã đạt trên 300 nghìn tấn sản phẩm chất lượng cao. Đây là cơ sở để chúng tôi phấn đấu năm 2008 đạt doanh thu 140 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu trực tiếp trên 2 triệu USD, góp phần cùng với cả tỉnh phấn đấu hoàn thành
 
mục tiêu giá trị xuất khẩu 17 triệu USD, tiếp tục là đơn vị dẫn đầu về nộp ngân sách và tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động.

 

Cái khó nhất của Công ty trong thời gian qua là sản phẩm làm ra thiếu phương tiện vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Khắc phục khó khăn này, vừa qua, chúng tôi đầu tư thêm 16 tỷ đồng mua thêm phương tiện vận tải bộ và hiện nay đang triển khai mua một tầu biển có trọng tải 6.500 tấn với tổng mức đầu tư 5,2 triệu USD. Chúng tôi cũng đang đầu tư hàng chục tỷ đồng để đưa thêm dây chuyền nghiền nước vào sản xuất, đây là dây chuyền công nghệ mới, hiện đại, cho ra sản phẩm chất lượng cao và là nguyên liệu mà nhiều ngành chế biến trong nước đang rất thiếu.

 

Với cơ chế chính sách của tỉnh và Nhà nước ngày càng thông thoáng, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên, Công ty cổ phần Khai thác đá Mông Sơn tự tin bước vào năm 2008.

 

Nhóm PV Kinh tế

Các tin khác
Anh Nguyễn Văn Hùng, thôn Trung Tâm xã Yên Bình chăm sóc đàn lợn thịt.

YBĐT - Giá bán lợn hơi cao, giá thức ăn hợp lý, không dịch bệnh..., chưa bao giờ người nuôi lợn ở Yên Bái lại thắng đến thế! Đó là nhận xét của kỹ sư Nguyễn Thế Sự - Trưởng phòng chăn nuôi - thuỷ sản thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

YBĐT - Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái đạt gần 1.320 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2006. Theo phân tích của ngành chuyên môn, công nghiệp địa phương đã tăng trưởng 14,4% vượt 11,7% kế hoạch và tăng 22,5% so với năm 2006. Công nghiệp phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho lao động, tiêu thu sản phẩm nông sản cho nông dân, tạo bước đột phát cho sự phát triển nền kinh tế tỉnh Yên Bái.

Cánh đồng rau vụ đông ở xã Âu Lâu (Trấn Yên).
(Ảnh: Hoàng Đô)

YBĐT - Bước vào vụ sản xuất năm 2007, nhà nông Yên Bái gặp nhiều bất lợi về thời tiết, khô hạn trên diện rộng, giá cả vật tư đầu vào tăng cao... Song, ngành nông nghiệp, nông dân đã khắc phục khó khăn để sản xuất nông - lâm nghiệp đạt được những kết quả đáng khích lệ.

YBĐT - Năm 2007 là năm thứ 3 Công ty công trình và Môi trường đô thị Yên Bái thực hiện chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp có thu sang hình thức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục