Yên Bái chú trọng phát triển các khu công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/1/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Là tỉnh miền núi, từ năm 2000 - 2001, Yên Bái đã xác định lấy phát triển công nghiệp làm khâu đột phá trong phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Bên cạnh việc xây dựng cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đã được Yên Bái chú trọng. Ngày 7/9/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1165/QĐ - TTg thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Yên Bái, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để Yên Bái phát huy hết tiềm năng, lợi thế của mình phục vụ cho phát triển công nghiệp và cho cả nền kinh tế địa phương.

Sản xuất bột CaCo3 ở Công ty cổ phần Mông Sơn. Ảnh: Thành Trung.
Sản xuất bột CaCo3 ở Công ty cổ phần Mông Sơn. Ảnh: Thành Trung.

Tuy mới đi vào hoạt động theo Quyết định của Chính phủ, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Yên Bái đã sớm tham mưu cho tỉnh chính sách phát triển các khu công nghiệp và thành lập Công ty phát triển và kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp theo mô hình sự nghiệp có thu.

 

Cùng với quy hoạch đồng bộ các cụm sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các huyện thị, tỉnh Yên Bái đã sớm quy hoạch, đầu tư khu công nghiệp phía Nam với tổng diện tích 137,8ha trong đó đất cho các doanh nghiệp chiếm 81,9ha. Đến nay, Khu công nghiệp phía Nam của tỉnh Yên Bái đã có 10 doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.151 tỷ đồng, các doanh nghiệp đã lấp đầy 59 ha bằng 75% diện tích đã được giải phóng mặt bằng tại khu công nghiệp.

 

Là khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh, Khu công nghiệp phía Nam được xác định là khu vực tập trung các nhà máy chế biến khoáng sản, công nghiệp giấy, công nghiệp hoá chất với một số dự án như: Nhà máy chế biến bột feldspar của công ty cổ phần khoáng sản Yên Bái, Nhà máy chế biến bột CaCo3 của Công ty cổ phần Mông Sơn, đặc biệt là dự án Nhà máy luyện gang théo của Công ty cổ phần thép Cửu Long Vinashin thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin với tổng vốn đầu tư 998.830 triệu đồng và nếu tỉnh chấp thuận thì khu công nghiệp này sẽ được lấp đầy với dự án sản xuất bột giấy công suất 15 ngàn tấn sản phẩm/năm, vốn đầu tư 100 tỷ đồng, dự án tuyển quặng chì - kẽm với vốn đầu tư 40,5 tỷ đồng…

 

Ông Đỗ Mạnh Thế - Phó trưởng ban quản lý dự án Nhà máy luyện gang thép Cửu Long Vinashin cho biết: "Nhà máy được xây dựng trên diện tích 28 ha tại khu công nghiệp phía Nam của tỉnh, thuận lợi trong tiếp nhận mặt bằng nên đến nay tiến độ thi công vẫn cơ bản đảm bảo, hiện nay chúng tôi đang đẩy nhanh  việc tiếp nhận máy móc thiết bị, phấn đấu cuối năm 2008 đưa nhà máy vào sản xuất theo đúng tiến độ đề ra. Nhà máy đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho gần 2000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp trong các lĩnh vực khai thác, chế biến quặng, vận chuyển, phân phối… Nhà máy sẽ đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 200 tỷ đồng/ năm đồng thời phát huy được tiểm năng, lợi thế của tỉnh Yên Bái và một số tỉnh lân cận trong việc khai thác, chế biến khoáng sản…"

 

Theo định hướng phát triển, những năm tới Yên Bái sẽ xây dựng thêm khu công nghiệp Âu Lâu rộng 120 ha, khu công nghiệp Minh Quân rộng khoảng 100 - 150 ha, dự kiến năm 2008 hoàn thành dự án và năm 2009 tiến hành mời gọi đầu tư, đến năm 2012 sẽ đưa vào hoạt động khu công nghiệp Y Can, khu công nghiệp Bắc Văn Yên với diện tích từ 100 - 150 ha. Tại các khu công nghiệp mới này sẽ được đầu tư xây dựng hoàn thiện và được bố trí các nhà máy công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm… 

 

Ông Phạm Quốc Hiển - Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Yên Bái cho biết: "Để thu hút, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh, Ban quản lý đã tham mưu cho tỉnh xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch liên quan đến hoạt động đầu tư, phát triển khu công nghiệp. Ban quản lý tổ chức thục hiện việc đăng ký đầu tư, thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đầu tư theo thẩm quyền…Mặt khác, Ban quản lý sẽ tiếp tục tuyên truyền cho các nhà đầu tư trong khu công nghiệp làm quen với việc sử dụng có trả tiền các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các công trình dịch vụ như: hệ thống đường giao thông, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, chất thải… có như vậy các khu công nghiệp mới được đầu tư hoàn thiện, phát huy hiệu quả kinh tế cao."

 

Khánh Linh

Các tin khác
Đồng chí Trần Công Bình - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty cổ phần Lâm nông sản - thực phẩm Yên Bái nhận giấy chứng nhận đăng ký niêm yết cổ phần CAP tại TT Giao dịch chứng khoán Hà Nội.

YBĐT - Một trong những giải pháp được Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái đặc biệt quan tâm trong năm 2007, đó là tiếp tục củng cố và xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hướng tới xuất khẩu trực tiếp, tăng vòng quay vốn, xây dựng thương hiệu, củng cố uy tín cho Công ty.

Nhiều cơ sở sản xuất được kịp thời vay vốn phát triển. Ảnh: Thành Trung.

YBĐT – Năm 2007, các ngân hàng và quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã chủ động được nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo định hướng đề ra.

Lực lượng quản lý thị trường Yên Bái tiêu huỷ hàng lậu.

YBĐT - Tổng số thu ngân sách trên địa bàn phường Nguyễn Thái Học trong năm 2007 đạt 11 tỷ 706 triệu đồng, vượt 2,7 tỷ đồng so với pháp lệnh và là phường có số thu ngân sách cao nhất thành phố.

YBĐT - Những ngày đầu năm, chúng tôi trở lại xã Sùng Đô (Văn Chấn), để được nghe kể về tấm gương Giàng A Thào - một đảng viên, một bí thư chi bộ luôn bền chí, gương mẫu, sáng tạo thời chống Mỹ cứu nước, Giàng A Thào đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất năm 1967, khi anh mới 32 tuổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục