Sức bật Nậm Lành

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/1/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Là xã vùng 3 của huyện Văn Chấn (Yên Bái) với 560 hộ dân, trước đây Nậm Lành gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, tỷ lệ hộ nghèo luôn ở mức cao so với các xã trong huyện.

76 ha chè ở Nậm Lành đem lại đời sống ấm no cho người dân. (Ảnh: Minh Thúy)
76 ha chè ở Nậm Lành đem lại đời sống ấm no cho người dân. (Ảnh: Minh Thúy)

Nhằm nâng cao đời sống của nhân dân, những năm qua cấp uỷ, chính quyền xã đã không ngừng nỗ lực chuyển giao khoa học kỹ thuật, vận động bà con tận dụng những diện tích đất trống đồi trọc đưa vào sản xuất. Vì thế, Nậm Lành đã có nhiều chuyển biến rất đáng mừng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.

Trao đổi với chúng tôi đồng chí Lý Kim Kinh - Chủ tịch UBND xã Nậm Lành cho biết: Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, thâm canh tăng vụ và đưa các loại cây công nghiệp vào sản xuất tập trung là việc mà nhân dân các xã vùng thấp đã làm từ nhiều năm qua nhưng đối với gần 90% đồng bào dân tộc Dao tại Nậm Lành vốn chỉ quen độc canh cây lúa thì đó lại là một bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Trước đây, bà con ở Nậm Lành do thiếu vốn sản xuất, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng từ khi được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi; được các cấp lãnh đạo, các kênh ngân hàng tạo điều kiện cho các hộ gia đình vay trên 900 triệu phát triển sản xuất với lãi suất ưu đãi; hỗ trợ công cụ sản xuất và hỗ trợ xoá nhà dột nát thì đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân trong xã đã được cải thiện rất nhiều”.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo vùng sản xuất cho công nghiệp chế biến, Đảng bộ, chính quyền xã đã lãnh đạo nhân dân tập trung trồng sắn cao sản, quế, chè và gừng. Sự liên kết chặt chẽ giữa xã và các cấp chính quyền đã giúp bà con nhân dân nhanh chóng tiếp cận kỹ thuật và chủ động tham gia phát triển vùng nguyên liệu. Thế rồi, những loại cây công nghiệp vốn quen thuộc với người dân các xã vùng thấp nay đã nhanh chóng khẳng định chỗ đứng trên đồng đất Nậm Lành. Đến nay, người dân trong xã đã trồng được 25 ha gừng, 76 ha chè, 240 ha quế, 40 ha ngô. Với sản lượng trên 80 tấn gừng, 100 tấn chè búp, 250 tấn vỏ quế… Hàng năm các loại cây công nghiệp đã đem về cho bà con nhân dân nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Bên cạnh việc tập trung hướng dẫn bà con nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đảng bộ, chính quyền xã còn chủ động hướng dẫn nhân dân tập trung thâm canh tăng vụ, khai hoang và chăn nuôi. Các giống lúa có năng suất cao được đưa vào gieo cấy, người dân được đầu tư, giúp đỡ, hướng dẫn kỹ thuật, thời vụ… đã tích cực đầu tư thâm canh.

Nếu như trước đây, với giống lúa thuần địa phương, bà con chỉ thu hoạch được 30 - 35 tạ/ha thì từ khi áp dụng giống lúa lai vào sản xuất, năng suất lúa tại Nậm Lành đã được nâng lên 45 – 47 tạ/ha. Sản xuất lương thực tăng nhanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho đàn gia súc trong xã phát triển. Hiện Nậm Lành có 1062 con trâu, 60 con bò, hàng ngàn con lợn và gia cầm. Tuy nhiên, do hệ thống đường giao thông trên địa bàn còn nhiều khó khăn nên công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các thôn bản vùng sâu, vùng xa chưa phát huy được những hiệu quả cần thiết. Nhiều thôn bản nằm sát chân núi, diện tích đất canh tác ít, hệ thống điện lưới quốc gia chưa đến được với người dân… nên tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao.

Để khắc phục những khó khăn và nâng cao đời sống của người dân, năm 2008, Đảng bộ, chính quyền xã tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, hướng dẫn, vận động bà con nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bài trừ các phong tục, tập quán lạc hậu, phát động các phong trào toàn dân tích cực tham gia phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới phấn đấu giảm hộ nghèo xuống dưới mức 40% trong năm nay.  

Đức Thành

Các tin khác
Diện tích đất trống đồi núi trọc ở Tân Đồng đang dần được phủ kín.

YBĐT - Là huyện vùng thấp, diện tích đất lâm nghiệp nhiều, trên 50.000 ha, song do địa hình chia cách, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sinh sống không tập trung, ở những xã vùng sâu, cao của huyện đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu lương thực luôn là vấn đề bức xúc với đời đồng của đồng bào, ngoài diện tích canh tác lúa nước hàng năm ít, sau mỗi vụ mùa, đồng bào thiểu số vùng cao lại tìm mảnh đất tốt để phát nương làm rẫy.

Cán bộ Kiểm lâm huyện Trạm Tấu tuần tra, bảo vêï rừng, PCCCR.

YBĐT - Vào những ngày cuối năm, chúng tôi lên huyện Trạm Tấu (Yên Bái) và đây cũng là dịp người Mông đón tết riêng của mình. Vào thời điểm này cũng là lúc gió Lào thổi mạnh và có nhiều đợt rét đậm nên các cánh rừng lá rụng ào ào.

Cam quýt Lục Yên được bày bán tại chợï trung tâm huyện.
(Ảnh: H.N)

YBĐT - Năm 2007, mặc dù có nhiều tác động không nhỏ của thời tiết, dịch bệnh, tình hình giá cả trong nước quốc tế luôn biến động không ngừng, song UBND huyện Lục Yên (Yên Bái) đã xây dựng chương trình công tác năm.

YBĐT - Ngày 18/1, ngành Ngân hàng Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2007 và triển khai nhiệm vụ năm 2008. Đồng chí Nguyễn Văn Ngọc - Phó bí thư Tỉnh uỷ dự hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục