Yên Bái: Áp dụng đồng bộ các giải pháp phát triển chăn nuôi

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/11/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Yên Bái là một trong các tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều lợi thế trong phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò. Song, hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Làm gì để phát triển và đưa chăn nuôi trở thành hàng hoá mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân vẫn là câu hỏi chưa lời giải.

Năm 2008, tỉnh phấn đấu đưa chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng lên 5 %. nhưng bất lợi về thời tiết cùng với chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ hay những bất cập về giống, thức ăn chăn nuôi đang là rào cản khiến ngành chăn nuôi chưa tạo được bước chuyển. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 547.890 con gia súc chính, trên 2,8 triệu con gia cầm nhưng chủ yếu là chăn nuôi quy mô hộ gia đình, chưa đầu tư phát triển thành nghề sản xuất hàng hoá.

Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, người chăn nuôi chưa tự giác tiêm phòng cho đàn gia súc khiến công tác khống chế, kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. Tính riêng đợt rét đậm, rét hại đầu năm đã làm cho toàn tỉnh thiệt hại trên 7.000 con gia súc. Trâu, bò chết hàng loạt không những khiến mục tiêu ngành chăn nuôi không đạt kế hoạch đề ra mà còn đẩy nhiều hộ nông dân rơi vào cảnh trắng tay.

Để khắc phục tình trạng chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ trên cơ sở kiểm soát tốt dịch bệnh là phải phát triển chăn nuôi tập chung với quy mô trang trại, tạo thành vùng sản xuất hàng hoá. Tỉnh cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích đẩy mạnh chăn nuôi trang trại như: hỗ trợ  trang trại chăn nuôi lợn thịt với mức 30 triệu đồng/cơ sở có quy mô 100 con trở lên; hỗ trợ 30 triệu đồng/ cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản; hỗ trợ chăn nuôi gia cầm; hỗ trợ  xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung… nhưng tiến độ thực hiện còn chậm. 

Ngoài ảnh hưởng của thiên tai, người chăn nuôi còn phải hứng chịu  thiệt hại do giá thức ăn tăng cao. Đầu vào tăng cao, giá bán thì không tương xứng với công sức đầu tư khiến người chăn nuôi lao đao. Chỉ tính đơn giản như nuôi một con lợn từ nhỏ đến khi xuất chuồng khoảng 1 tạ cũng mất khoảng trên 3 triệu đồng tiền đầu tư chưa kể đến công chăm sóc và nếu bán giá gần 30 đồng được trên 2 triệu  đồng/tạ thì đã lỗ ít nhất 200.000đồng/con. Thực tế, giá lợn hơi trong tháng 10 chỉ khoảng 25 đến 26 ngàn đồng/kg.

Chăn nuôi đại gia súc chưa thực sự phát triển do gặp phải những bất cập về giống, nguồn thức ăn thô xanh. Hiện nay, diện tích đồng cỏ tự nhiên dần bị thu hẹp do sự phát triển của các loại cây trồng khác. Mặt khác, năng suất của cỏ tự nhiên thấp và chiều hướng thoái hoá do chăn thả quá mức, không được đầu tư và cải tạo. Người chăn nuôi chưa mạnh dạn chuyển đổi một phần đất nông nghiệp sang trồng cỏ thâm canh hoặc bán thâm canh; chưa có tập quán xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi gia súc ăn cỏ; còn quen chăn nuôi quảng canh, dựa vào bãi chăn thả tự nhiên; nguồn phụ phẩm nông nghiệp để chế biến dự trữ làm thức ăn gia súc chưa khai thác hiệu quả.

Bên cạnh đó cũng phải kể đến giống chất lượng còn chưa cao. Trong chăn nuôi thì giống đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhưng công tác quản lý chất lượng con giống chưa được đầu tư đúng mức. Người chăn nuôi vẫn chọn lọc nhân giống theo kinh nghiệm là chính. Các cơ sở sản xuất giống chưa đáp ứng về số lượng con giống. Con giống khan hiếm, giá đẩy lên cao khiến nhiều người dân khó khăn trong việc tìm và lựa chọn con giống cũng như ảnh hưởng tới tiến độ triển khai các dự án

Để phát triển chăn nuôi rộng khắp và trở thành hàng hoá tăng thu nhập, giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo cho nông dân... các nhà chuyên môn cho rằng trước hết, phải chủ động xây dựng các chương trình giống, các cơ sở sản xuất giống cung ứng các giống tốt cho người chăn nuôi. Phải tuyển chọn, nhân giống và nhập khẩu giống và dần loại bỏ những kém chất lượng.

Để chủ động được nguồn nguyên liệu thức ăn cần tập trung xây dựng những vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh tạo nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng như: ngô, sắn, đậu tương. Phát triển và chuyển giao vào sản xuất các giống cây có năng suất, chất lượng cao; chuyển đổi diện tích đất sản xuất hiệu quả thấp sang trồng các loại cây trồng này; khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi phối hợp với từng địa phương chủ động tạo vùng nguyên liệu; tận dụng triệt để phụ phẩm nông nghiệp để bổ sung nguồn thức ăn; hướng dẫn người chăn nuôi cách chế biến bảo quản dự trữ thức ăn cho chăn nuôi.

Bên cạnh đó, cần tăng cường chuyển giao những tiến bộ khoa học đến người chăn nuôi; thực hiện chăn nuôi an toàn; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; chủ động phát hiện sớm dịch bệnh. Giải quyết tốt những vấn đề trên cùng với những lợi thế sẵn có, ngành chăn nuôi sẽ thật sự phát triển tăng thu nhập cho nông dân.

P.V

Các tin khác
Phụ nữ xã Lâm Thượng (Lục Yên) trả lãi vốn vay từ Tổ chức Cứu trợ trẻ em Nhật Bản.

YBĐT - Những năm gần đây, hộ nghèo đã được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước về giáo dục, y tế cũng như được vay vốn lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống. Mỗi năm Ngân hàng Chính sách xã hội Lục Yên cho vay hàng chục tỷ đồng, thế nhưng nguồn vốn vay ưu đãi này lại chưa đến đến được tay hộ nghèo.

Hãng hàng không giá rẻ AirAsia từ ngày 11-11 bắt đầu bỏ hoàn toàn phụ phí xăng dầu cho tất cả các chuyến bay quốc tế và nội địa, kể cả các chuyến bay đường dài.

Sản xuất lắp ráp ôtô tại Vidamco

Trước tình trạng ế ẩm liên tục trong nhiều tháng liên tiếp, đồng thời để đón đầu mùa mua sắm cuối năm, nhiều nhà sản xuất ôtô trong nước như Toyota, Vidamco, Ford...đã liên tiếp tung ra các chương trình giảm giá, khuyến mại lớn.

Nông dân xã An Thịnh thu hoạch lúa mùa. (Ảnh: Thanh Phúc)

YBĐT - Xã An Thịnh, huyện Văn Yên (Yên Bái) là địa phương có diện tích tự nhiên lớn tới 2.650 ha, với 1.832 hộ dân sinh sống ở 18 thôn bản. Đặc thù của An Thịnh là xã thuần nông, diện tích lúa 2 vụ 250 ha, đất trồng ngô bãi 3 vụ/ năm 96 ha, đất trồng khoai lang và rau mầu khác trên 20 ha...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục