Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp Yên Bái: Trợ lực cho cùng doanh nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/3/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - 14 hợp đồng bảo lãnh tín dụng đã được ký kết với tổng giá trị 33,7 tỷ đồng, số dư cam kết mà Quỹ Bảo lãnh cho doanh nghiệp hết năm 2008 đạt trên 38,4 tỷ đồng. “Trong điều kiện cực kỳ khó khăn về tín dụng thương mại ngân hàng như năm 2008, đây là những con số rất quý báu với doanh nghiệp” - Phó giám đốc Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp - Tống Văn Mùi khẳng định như vậy!

Sản phẩm sứ điện của Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn đã được xuất khẩu trên nhiều thị trường quốc tế.
Sản phẩm sứ điện của Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn đã được xuất khẩu trên nhiều thị trường quốc tế.

Thực chất, Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp là một công cụ hỗ trợ của Nhà nước với doanh nghiệp, để doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn ngân hàng nhờ bảo lãnh tín chấp từ Nhà nước thay cho thế chấp tài sản doanh nghiệp. Yên Bái hiện có trên 600 doanh nghiệp (chưa kể hợp tác xã). Hầu hết các doanh nghiệp ở Yên Bái có quy mô nhỏ, thiếu vốn đầu tư và vốn kinh doanh, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, khó tiếp cận vốn tín dụng thương mại do những quy định chặt chẽ về tài sản thế chấp của các ngân hàng. Sự ra đời của Quỹ năm 2005, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ ở địa phương.

Công ty cổ phần Quang Thịnh là một trong nhiều doanh nghiệp đã làm hồ sơ để Quỹ Bảo lãnh vay 3 tỷ đồng vốn kinh doanh từ ngân hàng trong năm 2008. Giám đốc Nguyễn Hồng Quang cho biết: nhờ được bảo lãnh tín dụng của Quỹ, doanh nghiệp đã có nguồn vốn kinh doanh kịp thời để phát triển sản xuất, Công ty duy trì được tăng trưởng và có thêm năng lực đầu tư, mở rộng sản xuất. Trong 14 doanh nghiệp được Quỹ Bảo lãnh tín dụng năm 2008, chủ yếu vay vốn lưu động ngắn hạn bảo đảm sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đã được bảo lãnh vay tới 3 tỷ đồng vốn kinh doanh như: Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh nhà, Công ty cổ phần Xây dựng giao thông, Công ty cổ phần Thủy lợi – Thuỷ điện, Công ty cổ phần Quang Thịnh...

Trên 38,4 tỷ đồng số dư cam kết bảo lãnh cho doanh nghiệp năm 2008, Quỹ đã bảo lãnh 23,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60% cho các doanh nghiệp xây dựng cơ bản; trên 4,75 tỷ đồng cho các đơn vị sản xuất chế biến nông – lâm nghiệp; còn lại là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại - dịch vụ, tổng giá trị hợp đồng tín dụng trên 110 tỷ đồng. Cơ cấu bảo lãnh, vốn ngắn hạn đạt 33,7 tỷ đồng, số trung hạn trên 4,75 tỷ. Hoạt động bảo lãnh được thực hiện đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ và nội dung thẩm định. Cán bộ nghiệp vụ của Quỹ thường xuyên kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp, hướng dẫn các đơn vị trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh, tư vấn về quản trị kế toán tài chính, quản trị sản xuất cho doanh nghiệp. Quỹ thường xuyên phối hợp với Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Ngân hàng NN & PTNT thực hiện thanh lý hợp đồng đúng hạn, bảo đảm trách nhiệm cam kết theo hợp đồng của mỗi bên. Có 11 hợp đồng bảo lãnh tín dụng với giá trị 23,7 tỷ đồng đã được thanh lý trong năm.

Năm 2009, Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp bám sát các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh để đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng. Nguyên tắc là bảo lãnh đúng đối tượng, bảo đảm an toàn với giá trị bảo lãnh phát sinh 75 tỷ đồng, số dư bảo lãnh tín dụng 75 tỷ. Giải pháp thực hiện là Quỹ tiếp tục mở rộng, đa dạng hoá đối tượng bảo lãnh; tăng cường tuyên truyền theo hướng trực tiếp kết hợp hướng dẫn tư vấn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã; phối hợp với các địa phương, ngân hàng mở rộng địa bàn bảo lãnh tới các huyện Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên; tăng cường hoạt động kiểm tra trong bảo lãnh tín dụng, thẩm định hồ sơ, tạo điều kiện cao nhất để khách hàng tiếp cận nhanh chóng nguồn vốn tín dụng thương mại của các ngân hàng.

P.V

Các tin khác
Công nhân Công ty liên doanh Can xi Cacbonat YBB vận chuyển sản phẩm đá hạt xuất khẩu. (Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Khai thác hợp lý tài nguyên khoáng sản, tập trung chế biến sâu theo hướng bền vững, đưa công nghiệp chế biến về nông thôn và thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư một cách thông thoáng là hướng đi của Yên Bái nhằm khắc phục những hạn chế của một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, tạo ra những đột phá để tăng trưởng và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế...

YBĐT - Xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái được ví như một “ốc đảo”, đường đến xã thì có nhưng rất khó đi, do vậy người dân nơi đây thường đi bằng đường thuỷ trên hồ Thác Bà. Giao thông bất tiện, diện tích đất canh tác lại ít, bình quân mỗi nhân khẩu chưa đầy 360m2 ruộng, trình độ dân trí không đồng đều. Dẫu trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây đã có nhiều cố gắng trong phát triển kinh tế-xã hội nhưng xã vẫn chưa thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của đói, nghèo.

YBĐT - Trong năm 2008, toàn huyện Trấn Yên (Yên Bái) trồng mới và thay thế 1.700 ha rừng, nâng độ che phủ của rừng đạt 68%, thu nhập từ rừng ước đạt trên 50 tỷ đồng. Các xã trồng với diện tích lớn, đạt và vượt kế hoạch huyện giao đó là: Hồng Ca, Vân Hội, Việt Hồng, Kiên Thành, Quy Mông, Báo Đáp...

Phát triển chăn nuôi bò ở xã Đại Lịch (huyện Văn Chấn).
(Ảnh: Hoàng Nhâm)

YBĐT - Được đánh giá là một trong những kênh cho vay vốn hiệu quả, nhiều năm qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã trở thành người bạn thân thiết của nhà nông trên bước đường xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục