Công bố tấn phân bón DAP đầu tiên sản xuất tại Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/4/2009 | 12:00:00 AM

Ngày 22-4, tại Khu kinh tế Đình Vũ (Hải Phòng), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự và bấm nút khởi động dây chuyền đóng gói bao bì sản phẩm phân bón DAP đầu tiên của nước ta, đồng thời công bố tấn sản phẩm phân bón DAP đầu tiên mang nhãn hiệu Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (thứ ba bên trái) tham quan dây chuyền sản xuất phân bón DAP tại KKT Đình Vũ, Hải Phòng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (thứ ba bên trái) tham quan dây chuyền sản xuất phân bón DAP tại KKT Đình Vũ, Hải Phòng.

Nhà máy Phân bón DAP tại Đình Vũ, Hải Phòng là dự án sản xuất phân bón DAP đầu tiên được xây dựng với quy mô lớn, áp dụng công nghệ và trang thiết bị hiện đại do Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam làm chủ đầu tư. Nhà máy Phân bón DAP có công suất thiết kế 330.000 tấn DAP mỗi năm và tổng mức đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng.

Phân tích cụ thể những lợi ích đem lại từ Nhà máy Phân bón DAP, Thủ tướng nêu rõ, với 330.000 tấn DAP mỗi năm sẽ có giá trị dinh dưỡng đối với cây trồng tương đương 1 triệu tấn phân lân các loại và 100.000 tấn phân đạm urê. Nhà máy đi vào vận hành đúng thiết kế sẽ đáp ứng được một nửa số lượng phân bón DAP mà nước ta phải nhập khẩu hàng năm, đồng thời giảm một nửa lượng ngoại tệ khoảng 60 triệu USD hàng năm để mua sản phẩm này từ nước ngoài.

Với 3.300 tỷ đồng giá trị sản xuất công nghiệp tăng thêm từ nhà máy này, thành phố Hải Phòng cũng tăng thu ngân sách 330 tỷ đồng mỗi năm từ thuế giá trị gia tăng.

Trên tinh thần này, Thủ tướng yêu cầu Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam đề cao tinh thần trách nhiệm, khẩn trương giải quyết các công việc còn lại để sớm đưa Nhà máy Phân bón DAP Hải Phòng đi vào vận hành ổn định, hiệu quả, đúng với công suất thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu phân bón DAP cho sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất chất lượng cây trồng, cải thiện đời sống của người nông dân.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Mô hình nuôi nhím của chị Vũ Thị Lợi mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng.

YBĐT - Thượng Bằng La - địa danh đã đi vào lịch sử trong kháng chiến chống Pháp. Ở đó có “chi bộ Đỏ”, “Khu du kích Sao đỏ”, và đèo Lũng Lô đã đi vào thơ Tố Hữu: “... Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ/Đèo Lũng Lô anh hò chị hát”… Trong công cuộc đổi mới hôm nay, Thượng Bằng La cũng như nhiều miền quê khác đang nỗ lực vượt mọi khó khăn thử thách, để vươn mình thoát khỏi đói nghèo.

YBĐT - Xã Xuân Long (huyện Yên Bình - Yên Bái) có tổng diện tích đất rừng là 3500 ha. Trước đây, do sự tàn phá của con người, rừng Xuân Long có nguy cơ rơi vào tình trạng đất trống đồi núi trọc. Nhưng sau 5 năm thực hiện Dự án 327 với nỗ lực cứu rừng của cán bộ và nhân dân, rừng Xuân Long đã xanh trở lại.

Trung tâm xã Trạm Tấu (huyện Trạm Tấu). (Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Hầu hết các già làng trưởng bản đều nhất trí cao với chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc phân chia lại đất rừng khoanh nuôi, đất sản xuất. Tuy nhiên, việc thực hiện như thế nào cho hợp lý, được sự đồng thuận của nhân dân đặc biệt là những hộ đang “bao chiếm” đất đai lại đang vấp phải nhiều khó khăn, nếu không có phương án tháo gỡ ngay từ bây giờ sẽ gây dư luận không tốt trong nhân dân.

Ảnh minh họa.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, kể từ ngày 15.6 tới, các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước và Luật Hợp tác xã, hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng sẽ được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe (bao gồm cả khu bán vé, khu quản lý điều hành, khu phục vụ công cộng).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục