Trạm Tấu: Trong 3 năm đầu tư xây dựng 27 công trình giao thông
- Cập nhật: Thứ năm, 11/6/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Trong 3 năm trở lại đây, từ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh Yên Bái, huyện Trạm Tấu được đầu tư xây dựng 27 công trình giao thông với tổng trị giá trên 123,5 tỷ đồng.
Bê tông hoá đường giao thông về xã Hát Lừu (Trạm Tấu).
|
Trong đó, năm 2006 làm 6 công trình trị giá trên 36,5 tỷ đồng; năm 2007 làm 9 công trình trị giá trên 27 tỷ đồng; năm 2008 làm 12 công trình trị giá trên 60 tỷ đồng. Năm 2009, huyện Trạm Tấu tiếp tục triển khai thi công các công trình chuyển tiếp năm 2008 như: tuyến đường Trạm Tấu – Bắc Yên (Sơn La); đường Bản Mù - Làng Nhì; tiến hành khảo sát 18 công trình giao thông theo chính sách hỗ trợ đặc thù của tỉnh.
Đến nay, huyện đã huy động nhân dân thi công xong 17 công trình đường giao thông với chiều dài 41km. Các công trình còn lại đang tiếp tục tổ chức thi công; đôn đốc nhân dân duy tu, bảo dưỡng các công trình giao thông nông thôn được đầu tư theo chính sách hỗ trợ đặc thù của tỉnh; tổ chức nghiệm thu thanh toán toàn bộ các công trình đường giao thông...
Mạnh Cường
Các tin khác
Theo Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Samsung Electronics Việt Nam Yoo Young Bok, lô hàng điện thoại di động đầu tiên gồm 20.000 chiếc "made in Vietnam", vừa được xuất khẩu sang Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Thái Lan và Singapore.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (TCDL) Nguyễn Mạnh Cường ngày 8.6 đã ký công văn số 347/TCDL-LH đề nghị các Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, doanh nghiệp lữ hành, khách sạn nhanh chóng thông báo ngay tình hình diễn biến dịch cúm A/H1N1 tại Việt Nam tới các đối tác nước ngoài để họ yên tâm đưa khách đến Việt Nam.
YBĐT - Hơn chục năm trở lại đây, cứ vào vụ thu hoạch quế, nông dân Văn Yên (Yên Bái) lại thấp thỏm lo âu mất giá. Giá quế không cải thiện trong khi tiền, công đầu tư thì ngày một lớn, khiến đời sống người trồng quế còn gặp nhiều khó khăn. Đã có lúc, người trồng quế tính chuyện chặt quế để trồng các loại cây khác.
YBĐT - Là một trong 61 huyện nghèo nhất cả nước, Mù Cang Chải (Yên Bái) có trên 90% là đồng bào Mông, phong tục, tập quán lạc hậu, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 54,2%. Nhưng vài năm trở lại đây, nhờ thực hiện tốt chính sách an ninh lương thực, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, khai thác hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước nên bước đầu Mù Cang Chải đã có những đổi thay tích cực về kinh tế - xã hội.