Dự án xây dựng lưới điện hạ thế (RE II) xã Cường Thịnh: Dân lo cột điện gãy

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/6/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Công trình xây dựng lưới điện hạ thế ở xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên (Yên Bái) thuộc Dự án xây dựng lưới điện nông thôn II (gọi tắt là RE II) được khởi công ngày 5/5/2008, do Công ty cổ phần Thiết bị điện Đông Anh thi công và Ban Quản lý dự án RE II Sở Công thương Yên Bái làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch, công trình phải hoàn thành và đưa vào sử dụng trong tháng 12 năm 2008. Nhưng đến tháng 6/2009, công trình vẫn trong giai đoạn thi công.

Cột điện nứt ngang thân đã được đơn vị thi công quét xi măng nhằm che đậy.
Cột điện nứt ngang thân đã được đơn vị thi công quét xi măng nhằm che đậy.

Không chỉ quá chậm tiến độ (chậm ít nhất 6 tháng, tương đương với 200% thời gian yêu cầu) mà công trình đã có những dấu hiệu chất lượng không đảm bảo, khiến người dân hết sức lo lắng.

Ông Hoàng Đình Thinh được Đảng uỷ, chính quyền và người dân tín nhiệm làm Trưởng ban giám sát cộng đồng xã Cường Thịnh. Từ trước đến nay, những công trình, dự án triển khai trên địa bàn xã, ông Thinh và các thành viên khác của Ban giám sát luôn nhận được sự phối hợp, tạo điều kiện của các chủ đầu tư, chủ dự án nên rất nhiệt tình làm việc nhưng đến Dự án RE II thì khác hẳn. "Tôi chẳng được ai gọi đến bàn bạc, không được cung cấp hồ sơ, thiết kế hoặc những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật để tiến hành "giám sát cộng đồng" đúng với chức năng được bà con tín nhiệm.

Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn dành sự quan tâm đến công trình xây dựng lưới điện 0,4 - RE II và quá trình giám sát chúng tôi đã phát hiện những dấu hiệu không bình thường". Ông Thinh nói như vậy rồi cung cấp thêm: “Ngay từ khi nhà thầu vận chuyển vật tư, thiết bị đến, người dân đã thấy cột điện không đảm bảo như: cột lở loét, không nhẵn, mịn như các cột bê tông thông thường, đặc biệt có những cây cột nứt, rịa ngang thân.

 Trước sự việc xảy ra, Ban giám sát đã tiến hành lập biên bản, yêu cầu đơn vị thi công không đưa những cây cột kém chất lượng vào công trình. Không dừng lại ở mấy cái cột có biểu hiện nứt, rịa, bị phát hiện mà đến nay có đến 70% số cột đã dựng lên (trên tuyến đi thôn 7) đã xuất hiện những vết nứt ở ngang thân. Nhiều nhất là nứt ở phần tiếp giáp giữa bậc thang và thân cột. Đặc biệt, có cột điện bị nứt ngang thân ở nhiều đoạn. Chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu nhà thầu không đưa vào sử dụng, nhưng họ không nghe, còn dùng nước xi măng loãng quét lên nhằm che mắt mọi người.

Là người dân, chúng tôi không biết tiêu chuẩn kỹ thuật của cột điện thế nào, có cho phép nứt, rịa hay không, nhưng bằng sự cảm nhận thông thường thì khó có thể chấp nhận được! Vết nứt ngang thân cột như thế sẽ làm rỉ sét kết cấu thép bên trong và vài năm nữa cột gẫy thì ai chịu trách nhiệm!" - Ông Hoàng Đình Thinh nhấn mạnh.

Ông Tăng Văn Thường ở thôn 7 xã Cường Thịnh đưa chúng tôi ra xem cột điện dựng sát bờ ruộng của gia đình. Ông dùng cuốc bổ mấy nhát gần hố móng và trơ ra những hòn đá trắng rồi nói: "Tôi đi làm thuê ở các công trình xây dựng, nhất là xây dựng lưới điện đã nhiều, nhưng chưa bao giờ thấy ở đâu công nhân thi công lại ẩu như công trình này! Họ (công nhân Công ty cổ phần Thiết bị điện Đông Anh) đưa cột xuống hố, đổ đá 4 x 6 vào rồi nhào ít vữa cán lên mặt, thế là xong. Vữa xi măng cát chỉ láng trên bề mặt 20 đến 30 cm là cùng mà vữa nào có tốt gì! Tính đến nay, hố móng này đổ được hơn 2 tháng mà bê tông như bùn khô.

Nói rồi, ông Thường cạy một cục xi măng cát to bằng quả trứng gà rồi dùng tay bóp mạnh, xi măng cát kết cấu kém nên nát vụn trong tay ông. Rồi ông phát biểu: "Làm như thế này vừa lãng phí, thất thoát vốn vay, vừa mất an toàn. Lỡ không may cột điện đổ xuống ruộng thì vô cùng nguy hiểm cho tính mạng con người".

Trong buổi làm việc với chính quyền xã Cường Thịnh, ông Hán Đình Đông - Chủ tịch UBND xã tỏ vẻ lo lắng: "Chất lượng đúng là có vấn đề! Hồi đầu năm, gia đình bà Thu Hữu ở thôn 1 chặt cành bưởi đổ vào dây điện mà cây cột vừa dựng đã gẫy gục xuống. Bà con bức xúc lắm! Có người phản đối gay gắt, có người lên tận trụ sở yêu cầu UBND xã có ý kiến với huyện, với Sở Công thương kiểm tra chất lượng công trình thế nào. Rất mong các ngành hữu quan vào cuộc, có kết luận cụ thể, chính xác cho chính quyền và người dân yên tâm. Ngay cả chuyện dự án triển khai không đến hết các khu dân cư đã khiến nhiều người cảm thấy thiệt thòi và không công bằng".

Như vậy, tâm trạng lo lắng về chất lượng công trình xây dựng lưới điện hạ thế 0,4 ở xã Cường Thịnh của bà con nhân dân là có cơ sở và rất đáng được ngành công thương, Ban Quản lý dự án RE II kiểm tra, xem xét và sớm trả lời trước công luận.

Lê Phiên

Các tin khác

YBĐT - 71% số hộ nghèo (đã giảm 13% trong năm 2008) là con số nói lên tất cả thực trạng đời sống kinh tế - xã hội của người dân Cao Phạ. Con số này sẽ khiến rất nhiều cơ quan có trách nhiệm phải nhìn lại công tác xoá đói giảm nghèo tại các xã, thị trấn vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái).

Phơi ván gỗ ở Lương Thịnh (Trấn Yên).

YBĐT - Những năm gần đây, nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh lâm nghiệp, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã rà soát quy hoạch đất rừng sản xuất giao quyền làm chủ cho người dân; khuyến khích nhiều thành phần tham gia trồng rừng; từng bước quy hoạch trồng rừng gắn với chế biến. Hàng năm, các cơ sở chế biến trên địa bàn khai thác khoảng 50- 60 ngàn m3 gỗ rừng trồng, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.

Giá vàng trong nước sáng nay (17/6) tăng 5.000 đồng/chỉ so với giá áp dụng cuối buổi sáng hôm qua, nhờ giá vàng thế giới trải qua một phiên phục hồi nhẹ. Giao dịch trên thị trường vàng miếng chưa có sự chuyển biến nào lớn, dù mốc giá 21 triệu đồng/lượng đã không còn.

Ngày 16/6, Ngân hành Nhà nước và Ngân hàng thế giới (WB) đã ký hiệp định tín dụng cấp 202 triệu USD tín dụng ưu đãi, giúp Việt Nam tăng nguồn cung điện cho lưới điện quốc gia từ các nguồn năng lượng tái tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục