Khuyến nông Trạm Tấu: Cầm tay chỉ việc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/5/2010 | 8:53:23 AM

YBĐT - Những cách làm mới xuất phát từ yêu cầu thực tế ở cơ sở của cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Trạm Tấu (Yên Bái), đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thay đổi tập quán canh tác lâu đời, kém hiệu quả mang lại một diện mạo mới cho kinh tế nông nghiệp ở huyện vùng cao còn nhiều khó khăn Trạm Tấu.

Cỏ VA06 được trồng thành công ở xã Trạm Tấu.
Cỏ VA06 được trồng thành công ở xã Trạm Tấu.

"Những năm qua, hoạt động khuyến nông ở huyện Trạm Tấu đã có nhiều đổi mới phù hợp với trình độ nhận thức, tiếp thu của người dân. Thực tế đòi hỏi những người làm công tác khuyến nông phải thay đổi cách thức tuyên truyền làm sao có hiệu quả nhất. Muốn vậy, cách thức càng đơn giản, dễ hiểu càng tốt, cầm tay chỉ việc, để người dân trực tiếp làm đi làm lại nhiều lần thì sẽ hiệu quả hơn là ngồi ở phòng đọc, ghi chép lý thuyết”- ông Nguyễn Đăng Ngọc, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Trạm Tấu tâm sự. 

Trên cơ sở kế hoạch được giao hàng năm, Trạm đã chủ động phối hợp với các xã, thị trấn, các cơ quan trong khối nông nghiệp tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật mới, giúp nông dân từng bước nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Hàng năm, Trạm mở trên 200 lớp cho trên 10.000 lượt hộ nông dân tham gia với những nội dung tập huấn về thâm canh các loại cây trồng như: lúa, ngô, lạc, trồng cỏ chăn nuôi gia súc, gia cầm…

Bên cạnh đó, vào vụ sản xuất, Trạm còn phân công cán bộ xuống cơ sở trực tiếp hướng dẫn tập huấn kỹ thuật trên đồng ruộng theo phương châm "cầm tay chỉ việc". Các hộ dân tham gia tập huấn đều là những người trực tiếp thực hiện, nên hiệu quả, ý nghĩa của các lớp tập huấn rất cao. Những kiến thức cơ bản về thâm canh các loại cây trồng đều được bà con áp dụng và triển khai ngay vào thực tế sản xuất của gia đình

Ông Giàng A Sáu ở thôn Khấu Ly, xã Bản Mù cho biết: “Trước đây, gia đình mình trồng lúa ngô và chăn nuôi theo tập quán canh tác cũ, hiệu quả kinh tế không cao và năm được mùa cũng không đủ ăn, có năm thiếu ăn vài ba tháng. Mấy năm gần đây, được Trạm Khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, gia đình mình đã áp dụng vào sản xuất, nhờ đó năng suất cây trồng, tăng gấp 2 lần so với trước”. Theo ông Sáu, từ khi áp dụng các giống mới, phương thức trồng, chăm sóc cây trồng theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, giờ đây trong nhà ông lương thực không chỉ đủ ăn mà cũng còn có thể bán ra thị trường. Đàn gia súc, gia cầm phát triển rất nhanh hiện gia đình ông Sáu có 6 con trâu, 2 con ngựa, hơn chục con dê, hàng trăm con gà.

Đi đôi với việc tập huấn, Trạm Khuyến nông còn tổ chức thực hiện các mô hình sản xuất trình diễn theo chương trình khuyến nông của trung ương, tỉnh, huyện. 5 tháng đầu năm 2010, Trạm đã xây dựng 3 mô hình trình diễn về trồng rau, mô hình thâm canh ngô nương… thu hút được nhiều nông dân tham gia học tập cách làm. Để phục vụ cho các chương trình phát triển chăn nuôi đại gia súc của huyện, Trạm đã đưa vào trồng thử nghiệm giống cỏ VA06 với nhiều ưu điểm: dễ trồng, cho năng suất cao, có thể trồng tận dụng ở chân đồi, khe suối, giúp bà con nông dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa…

Thông qua mô hình trình diễn, nhân dân trong toàn huyện đã nhân rộng, hình thành một số vùng chuyên canh ngô, lúa. Hiện nay, việc canh tác lúa, ngô, đậu tương… bà con đã sử dụng giống mới 100% và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Những cách làm mới xuất phát từ yêu cầu thực tế ở cơ sở của cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Trạm Tấu, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thay đổi tập quán canh tác lâu đời, kém hiệu quả mang lại một diện mạo mới cho kinh tế nông nghiệp ở huyện vùng cao còn nhiều khó khăn Trạm Tấu.

Anh Dũng – Ngọc Đoàn

Các tin khác

Giá vàng đã tạm lắng và gần như chạy ngang ở mốc 1.229,20 USD/ounce trong phiên New York tối qua (giờ Việt Nam) trước lực tăng mạnh mẽ của đồng USD.

Sau một thời gian dài liên tục giảm, tuần qua, lãi suất liên ngân hàng đã tăng ở các kỳ hạn; trong đó mức tăng mạnh nhất là 1,51% đối với kỳ hạn 6 tháng.

Đồi quế trên 8 năm tuổi của gia đình ông Lê Xuân Thành thôn Khe Dứa (xã Viễn Sơn Văn Yên).

YBĐT - Khe Dứa là một trong số 11 thôn, bản có kinh tế khá phát triển của xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên (Yên Bái) nhờ sự năng động, tích cực của cán bộ thôn và hàng trăm cách làm giàu sáng tạo của các hộ gia đình người Dao nơi đây.

Nhờ vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Bình, gia đình bà Hoàng Thị Kình ở thôn Ngòi Vồ, xã Tân Hương đã thoát nghèo.

YBĐT - Ngôi nhà xây, khang trang, sạch sẽ của gia đình bà Trần Thị Lắm (thôn Khuôn La, xã Tân Hương, (Yên Bình) vừa được hoàn thành thay thế cho ngôi nhà sàn xiêu vẹo dựa lưng vào vách núi bao nhiêu năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục