Dịch lợn tai xanh:

Không chủ quan nhưng cũng đừng quá thận trọng!

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/5/2010 | 10:18:58 AM

YBĐT-Trong một thời gian dài tạm lắng dịu, thì trong hơn một tháng trở lại đây, dịch hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) hay còn gọi là bệnh lợn tai xanh đang diễn ra phức tạp, và có tốc độ lây lan nhanh.

Đến thời điểm này bệnh đã xuất hiện tại 14 tỉnh, thành phố trong cả nước, đã làm hàng chuc ngàn con lợn chết và mắc bệnh, ngoài ra đã ghi nhận 4 trường hợp bị nhiễm liên cầu lợn đang phải điều trị tại bệnh viện.
     

Đến nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn chưa phát hiện có dịch bệnh này ở lợn tuy nhiên theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn và tình trạng buôn bán vận chuyển lợn, thịt lơn cũng như sản phẩm từ thịt lợn như hiện nay không ai đảm bảo rằng dịch bệnh không phát sinh. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh lợn tai xanh, Yên Bái đã chủ động vận động, tuyên truyền tới người chăn nuôi phòng chống dịch bệnh. Khi phát hiện có dịch người chăn nuôi phải báo ngay với cơ quan thú y sở tại để có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời. Tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng tại tất cả các cơ sở chăn nuôi, chuồng trại, nơi buôn bán và các khu vực công cộng. Kiên quyết xử lý, tiêu huỷ lợn và sản phẩm lợn vận chuyển không có giấy kiểm dịch của cơ quan chuyên môn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo quy định. Để chủ động phòng chống hiệu quả các địa phương cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhất là trên hệ thống loa đài của xã, phường. Các cơ sở chăn nuôi, chủ hộ chăn nuôi áp dụng phương pháp chăn nuôi an toàn, đồng thời làm tốt việc vệ sinh chuồng trại, hạn chế người lạ vào khu chăn nuôi.
        

Nhờ làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, đến nay trên địa bàn vẫn chưa phát hiện có dịch lợn tai xanh trên đàn gia súc. Nhưng có một thực tế là đã có khá nhiều người tiêu dùng đã “tẩy chay” thịt lợn dẫu cả lợn có nguồn gốc, xuất sứ sạch bệnh và đã qua kiểm dịch. Thị trường thịt lợn trên các chợ trung tâm rất ảm đạm, giá lợn hơi giảm mạnh từ 28 ngàn đồng/kg xuống còn 25 ngàn và cho đến nay chỉ còn 20 ngàn đồng/kg. Giá lợn hơi giảm, nhiều hộ chăn nuôi lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, bán thì lỗ nặng, mà cứ nuôi cũng phá sản. Chị Hải người có thâm niên bán thịt ở chợ Yên Thịnh thành phố Yên Bái than thở nói với chúng tôi: “Quầy thịt nhà tôi bán toàn lợn có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng và đều qua kiểm dịch của cơ quan thú y, thế nhưng vài ngày nay người tiêu dùng khi đến mua thịt vẫn rất e dè. Nếu như trước đây mỗi ngày quầy của gia đình bán 4-5 tạ thịt thì nay giảm còn một nửa”. Cũng như quầy hàng của chị Hải, chị Bình bán thịt tại chợ Minh Tân không khác là mấy. Nếu như trước đây một tháng mỗi ngày chị bán được 2 tạ thịt nay ngày nào bán nhiều nhất cũng chưa được 1 tạ. Đấy là tại các chợ, còn trong các trại chăn nuôi còn nặng nề hơn gia đình bà Hoà phường Minh Tân nuôi hơn 100 đầu lợn nay đã đến kỳ xuất chuồng nhưng giá lợn hơi giảm mạnh như hiện nay nếu cứ bán thì lỗ không dưới 40 triệu đồng, cứ nuôi tiếp mỗi ngày cũng mất 400-500 ngàn đồng tiền cám, đấy là chưa kể công. Tình trạng như hiện nay cứ kéo dài người chăn nuôi sẽ phá sản mất.
    

Theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn đối với người tiêu dùng không nên ham rẻ mua thịt lợn ốm, không mua thịt có mầu đỏ bất thường hoạc bị phù nề. Chỉ nên mua thịt lợn đã được của cơ quan thú y kiểm dịch và có dấu kiểm dịch của thú y. Khi chế biến biến thịt cần mang găng tay, tránh không để tay bị trầy xước đặc biệt không ăn tiết canh và nội tạng lợn khi chưa được nấu chín. Bệnh lợn tai xanh và bệnh liên cầu lợn là hai loại bệnh khác nhau. Bệnh lợn tai xanh là do tình trạng nhiễm vi-rút; còn bệnh liên cầu lợn là do vi trùng gây nên. Tuy nhiên, nếu lợn đã mắc tai xanh thì rất dễ bị nhiễm liên cầu. Trên thực tế hiện nay chỉ có bệnh nhiễm liên cầu mới lây qua người. Những người bị nhiễm bệnh có triệu chứng như; nhiễm trùng máu; viêm màng não; viêm nội tâm mạc..rất nguy hiểm đến tích mạng con người. Bệnh lây từ lợn sang người chủ yếu qua tiếp xúc với các vết trầy xước…chứ chưa ghi nhận thấy lây từ người sang người. Đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất là những người giết mổ, làm thịt, tiếp xúc trực tiếp với lợn, thịt lợn nhiễm bệnh.
    

Như vậy lợn khoẻ mạnh, lợn đã qua kiểm dịch của cơ quan chuyên môn chúng ta vẫn xử dụng làm thực phẩm bình thường, người tiêu dùng cũng không nên quá hoang mang, lo lắng và “tẩy chay” thịt lợn. Chỉ có điều khi mua thịt, sản phẩm thịt lợn phải rõ nguồn gốc, xuất sứ và có kiểm dịch của cơ quan chuyên môn. Nếu chúng ta “tẩy chay” thịt lợn khoẻ mạnh không chỉ đẩy các hộ chăn nuôi vào tình thế khó khăn, thậm chí phá sản mà ngay bản thân chúng ta cũng không đảm bảo dinh dưỡng, sức khoẻ yếu.

Thanh Phúc

     

 

Các tin khác
Cỏ VA06 được trồng thành công ở xã Trạm Tấu.

YBĐT - Những cách làm mới xuất phát từ yêu cầu thực tế ở cơ sở của cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Trạm Tấu (Yên Bái), đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thay đổi tập quán canh tác lâu đời, kém hiệu quả mang lại một diện mạo mới cho kinh tế nông nghiệp ở huyện vùng cao còn nhiều khó khăn Trạm Tấu.

Giá vàng đã tạm lắng và gần như chạy ngang ở mốc 1.229,20 USD/ounce trong phiên New York tối qua (giờ Việt Nam) trước lực tăng mạnh mẽ của đồng USD.

Sau một thời gian dài liên tục giảm, tuần qua, lãi suất liên ngân hàng đã tăng ở các kỳ hạn; trong đó mức tăng mạnh nhất là 1,51% đối với kỳ hạn 6 tháng.

Đồi quế trên 8 năm tuổi của gia đình ông Lê Xuân Thành thôn Khe Dứa (xã Viễn Sơn Văn Yên).

YBĐT - Khe Dứa là một trong số 11 thôn, bản có kinh tế khá phát triển của xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên (Yên Bái) nhờ sự năng động, tích cực của cán bộ thôn và hàng trăm cách làm giàu sáng tạo của các hộ gia đình người Dao nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục