Lãng phí do độc quyền vàng miếng

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/6/2012 | 2:04:31 PM

Nhiều người tiêu dùng đang phải đem vàng miếng phi SJC bán ra và bù lỗ từ 200.000 - 300.000 đồng/lượng để mua lại vàng miếng SJC.

Hiện nay, trên thị trường, ngoài vàng miếng SJC, còn khá nhiều các thương hiệu vàng miếng khác như Phượng Hoàng PNJ - DongABank (CTCP vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ và Ngân hàng TMCP Đông Á), Thần Tài Sacombank (Ngân hàng Sacombank), Rồng vàng Thăng Long (Bảo Tín Minh Châu)...  

Kể từ khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP có hiệu lực cho phép NHNN được độc quyền sản xuất vàng miếng SJC, những người nắm giữ vàng miếng phi SJC lo lắng khi một số tiệm vàng từ chối mua hoặc mua với giá thấp hơn giá vàng miếng SJC khoảng 1 triệu đồng/lượng. Một số người tiêu dùng chấp nhận lỗ, mang các loại vàng miếng phi SJC bán ra và bù lỗ từ 200.000 - 300.000 đồng/lượng để mua lại vàng miếng SJC.

Từ nhiều tháng nay, các máy móc sản xuất vàng miếng của các đơn vị có thương hiệu vàng phi SJC hầu như phủ mền. Các đơn vị đang tìm kiếm các đối tác, đặc biệt đối tác nước ngoài mua lại và chấp nhận lỗ.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Phó Tổng Giám đốc PNJ, cho rằng nhà nước không nên chuyển đổi, bởi các công ty kinh doanh vàng hiện nay không đủ lượng vàng SJC để chuyển đổi cho người dân. Bà Cúc lo ngại vì không biết quá trình này sẽ phải thực hiện như thế nào và chi phí chuyển đổi này do ai chịu, công ty, người tiêu dùng hay nhà nước chịu.

Những thông tin "quy về một mối" thương hiệu SJC khiến nhiều người chấp nhận thiệt để chuyển vàng. Một cuộc chuyển đổi lớn, gây tốn kém đã được khởi động và dự báo sẽ diễn ra rầm rộ khi thông tin "độc quyền" vàng miếng SJC chính thức được ban hành. Bởi ước tính, khối lượng vàng phi SJC trên thị trường chiếm khoảng hơn chục tấn, tương đương vài trăm nghìn lượng vàng. Với mức phí gia công vàng miếng SJC thời gian qua khoảng 50.000 đồng/lượng, chi phí bỏ ra để gia công lại toàn bộ số vàng thương hiệu khác SJC là rất lớn, lên đến hàng chục tỉ đồng.

TS Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị doanh nghiệp Trường đại học Ngân hàng TP HCM, nhận xét: “Việc chuyển đổi các thương hiệu vàng sẽ gây tốn kém chi phí, công sức cho xã hội. Nếu nhà nước muốn quản lý thị trường vàng thì nhà nước phải chịu tốn kém chi phí chứ không nên để cho người dân, doanh nghiệp chịu thiệt thòi”.

Đứng ở một góc độ khác, ông Trần Thanh Hải, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam (VGB), đặt vấn đề sau khi chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC, ai sẽ quản lý được các máy móc sản xuất vàng miếng của các thương hiệu này. Nếu không quản lý được, rất có khả năng xảy ra hiện tượng sử dụng vàng lậu dập các thương hiệu vàng phi SJC, sau đó mang sang SJC dập lại vàng SJC. Việc tốn phí 50.000 đồng cho mỗi lượng không là gì so với khoản lời mỗi lượng lên hơn 1 triệu đồng.

(Theo TNO)

Các tin khác
Lãnh đạo Phòng Kinh tế hạ tầng Yên Bình kiểm tra thi công đường thôn Tiên Phong, xã Hán Đà.

YBĐT - Trong không khí sôi nổi thi đua lập thành tích chào mừng 65 năm thành lập Đảng bộ huyện, nhiều công trình giao thông mới được khởi công, nhiều tuyến đường được đẩy nhanh tiến độ, chưa bao giờ phong trào làm đường GTNT ở Yên Bình lại sôi động như lúc này.

YBĐT - Với địa hình đồi núi dốc, nhiều sông, suối nhưng do dòng chảy không được khơi thông thường xuyên nên khi mưa lớn đường thoát lũ thường bị tắc là nguyên nhân chính xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn huyện Văn Yên (Yên Bái).

Ngày 18-6, Thủ tướng Chính phủ đã ký Chỉ thị số 19/CT-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tập trung xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước 3 năm 2013-2015.

Cán bộ Chi cục Thuế huyện Yên Bình trao đổi nhiệm vụ thu ngân sách.
(Ảnh: Quang Thiều)

YBĐT - Đất sử dụng không đúng mục đích quy định tại khoản 6 Điều 7 của Luật Thuế SDĐPNN là đất đang sử dụng vào mục đích thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 của Luật Thuế SDĐPNN ...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục