Trấn Yên phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:Cần có giải pháp cụ thể, đồng bộ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/7/2013 | 2:59:57 PM

Cũng như nhiều địa phương khác, tình hình sản xuất công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) trên địa bàn huyện Trấn Yên từ đầu năm đến nay vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng. Mặc dù vẫn duy trì mức tăng trưởng so với cùng kỳ nhưng so với kế hoạch năm, giá trị sản xuất CN-TTCN mới chỉ đạt 41%. Điều này đòi hỏi Trấn Yên phải có những giải pháp tích cực, cụ thể hơn nữa để thúc đẩy CN-TTCN phát triển.

Nhiều doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ rừng trồng ở Trấn Yên
rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu.
Nhiều doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ rừng trồng ở Trấn Yên rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu.

Các ngành công nghiệp thế mạnh gặp khó
Trong cơ cấu sản xuất CN-TTCN, Trấn Yên xác định, sản xuất chế biến nông - lâm sản, cụ thể là chế biến gỗ rừng trồng cùng với chế biến chè và khai thác khoáng sản là 3 lĩnh vực sản xuất trọng điểm. Trong đó, với diện tích trên 30.000ha rừng trồng sản xuất cùng sản lượng khai thác gần 80.000m3 gỗ/năm, hàng năm, các doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ rừng trồng tạo việc làm cho hàng nghìn lao động cũng như đóng góp một tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất CN-TTCN.

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này rơi vào tình trạng khan hiếm nguyên liệu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, trong khi đó giá thành sản phẩm thấp nên khó khăn chồng chất khó khăn. Nếu như những năm trước đây, các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng lúc nào cũng "nóng" máy, mỗi ngày sản xuất hàng nghìn mét khối sản phẩm thì nay, nhiều cơ sở chỉ dám sản xuất cầm chừng, thậm chí là giải thể. Tính đến thời điểm hiện tại, số cơ sở chế biến gỗ rừng trồng đã giảm 49 cơ sở so với năm trước.

Bên cạnh đó, do thời tiết không thuận lợi, diện tích chè bị thu hẹp, việc đầu tư, chăm sóc cho cây chè hạn chế nên các doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè cũng lâm vào cảnh thiếu nguyên liệu trầm trọng. Sản lượng chè chế biến các loại 6 tháng đầu năm nay ước đạt 1.117 tấn, bằng 22,34% so với kế hoạch. Trong khi đó, các sản phẩm chè của Trấn Yên chủ yếu là sơ chế, thị trường tiêu thụ hạn hẹp, việc quảng bá xây dựng thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả sản xuất chưa cao. Cùng với đó, lĩnh vực khai thác khoáng sản cũng chỉ duy trì sản xuất cầm chừng và đóng góp khiêm tốn vào giá trị sản xuất CN-TTCN 6 tháng đầu năm với trên 332 triệu đồng.

Cần nhiều giải pháp
Theo báo cáo của Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện, giá trị sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm trên địa bàn huyện ước đạt 69,722 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ và bằng 41% kế hoạch năm. Do vậy, để hoàn thành mục tiêu 171 tỷ đồng trong năm nay, thời gian tới, Trấn Yên cần có nhiều giải pháp cụ thể, tích cực và đồng bộ để thúc đẩy CN-TTCN phát triển. Ông Trịnh Minh Chung - Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Trấn Yên cho biết: “Thời gian tới, huyện tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật tại các cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư; cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính; hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ vay vốn... Bên cạnh đó, huyện tăng cường phối hợp với Trung tâm Khuyến công tiến hành thẩm định, nghiệm thu 4 đề án chế biến gỗ rừng trồng và thẩm định một số đề án sẽ thực hiện trong năm 2014 để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất”.

Song song, Trấn Yên cũng cần rà soát, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường; tăng cường kiểm tra hoạt động sản xuất, chế biến chè, không để tình trạng sản xuất chè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm xảy ra; các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, chế biến chè cũng cần chủ động các giải pháp để ổn định vùng nguyên liệu cho mình. Có như vậy, sản xuất công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp trọng điểm mới có thể phát triển, tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Hùng Cường

Các tin khác
Cả vàng và USD đang nóng lên

Giá vàng tăng vù vù, vượt ngưỡng 38 triệu đồng/lượng và lập kỷ lục trong 2 tuần trở lại đây.

Ảnh minh họa

Căn cứ vào thị trường giá gạo thế giới và giá gạo trong nước, Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA vừa công bố tăng giá xuất khẩu tối thiểu cho gạo 25% tấm lên mức 375 USD/tấn.

Đoàn chủ tịch cuộc giao lưu, gặp gỡ doanh nghiệp hai nước.

Trong khuôn khổ Hội chợ Lào-Việt Nam 2013, sáng 19/7, tại Vientiane, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp Lào cùng doanh nghiệp hai tỉnh Bến Tre và Đồng Nai đã tổ chức gặp gỡ, giao lưu tìm kiếm cơ hội thúc đẩy hợp tác, đầu tư, thương mại giữa hai nước.

Cán bộ khuyến nông Văn Yên hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên cây cà chua ở xã Đông Cuông.

YBĐT - Sản xuất nông - lâm nghiệp huyện Văn Yên (Yên Bái) trong vài năm trở lại đây luôn gặt hái được những kết quả đáng khích lệ. Đi từ vùng thấp đến vùng cao, đâu đâu cũng thấy ruộng nương bốn mùa xanh tốt, nông dân hăng hái lao động không cho đất nghỉ, có những nơi đã đưa hệ số sử dụng đất từ 2,5 - 3 lần/năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục