Kết thúc đợt thu mua tạm trữ lúa gạo vụ Hè Thu
- Cập nhật: Thứ tư, 31/7/2013 | 1:50:20 PM
Đợt thu mua tạm trữ lúa gạo vụ Hè Thu từ 15/6 đến 31/7 với khối lượng 1 triệu tấn quy gạo hôm nay (31/7) chính thức kết thúc.
Ảnh minh hoạ
|
Thời điểm thu mua này được tính toán khá kỹ, bởi đây là thời điểm ĐBSCL bước vào vụ thu hoạch rộ. Ước tính, sản lượng thu hoạch trong tháng 6 và tháng 7 là khoảng gần 5 triệu tấn lúa. Để mua 1 triệu tấn quy gạo, các doanh nghiệp được vay khoảng 7.000 tỷ đồng với lãi suất 0% trong 3 tháng.
Với mức lãi suất hiện nay, theo tính toán các doanh nghiệp đã được hưởng lợi khoảng gần 300 tỷ. Phần lợi nhuận này thuộc về các doanh nghiệp tham gia tạm trữ. Còn nông dân, được hưởng lợi gián tiếp quan sự chênh lệch giá trên thị trường.
Tuy nhiên, cho đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thành được chỉ tiêu thu mua tạm trữ. Tại công ty Lương thực Tiền Giang, tính đến hôm nay, công ty này chỉ có khả năng hoàn thành đạt 85% chỉ tiêu được giao. Nguyên nhân là do trong vụ Hè Thu sớm 2013, chất lượng hạt lúa quá kém, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nên không đảm bảo đầu ra. Mặc khác, vào thời điểm tháng 8/2013, nhiều tỉnh ở ĐBSCL vẫn đang vụ thu hoạch rộ. Sản lượng này có thể sẽ tác động làm giá lúa, gạo giảm xuống.
Trước thực tế này, Bộ NN&PTNT đã có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thu mua tạm trữ thóc, gạo vụ Hè Thu 2013 đến ngày 15/8/2013 để vừa giúp tiêu thụ lúa cho nông dân vừa hỗ trợ doanh nghiệp tìm được thị trường xuất khẩu.
(Theo VTV)
Các tin khác
YBĐT - Nếu như những năm trước đây người dân ở xã vùng cao Mỏ Vàng, Nà Hẩu, Xuân Tầm, Phong Dụ Thượng... lấy khai thác chặt phá rừng là chính thì nay đã biết bảo vệ và phát triển vốn rừng.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, tới đây khi điều hành giá điện, Chính phủ sẽ có chính sách hỗ trợ người tiêu dùng có thu nhập thấp, người nghèo.
Sử dụng nguồn lửa, điện thoại di động, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt khác ở những nơi có quy định cấm có thể bị phạt từ 2-5 triệu đồng.
YBĐT - Đã vào chính vụ nhưng việc sản xuất, kinh doanh chè năm nay vẫn rất ảm đạm. Điệp khúc giá rẻ không đủ cho đầu tư thu hái, nhà máy “đói” nguyên liệu, người làm chè dửng dưng với chè, thậm chí bỏ chè lại tái diễn. Đã đến lúc, các ngành chức năng phải vào cuộc và cần có “phương thuốc đặc trị” mới hy vọng vực dậy ngành chế biến đã tồn tại hơn bốn mươi năm nay.