Dân thông, đường rộng mở

  • Cập nhật: Thứ sáu, 2/8/2013 | 9:16:43 AM

YBĐT - Kinh tế Văn Yên đang phát triển mạnh nhờ vùng nguyên liệu rộng lớn như quế, sắn, gỗ rừng trồng... đặc biệt có tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua. Chính vì vậy, việc xây dựng phát triển hệ thống giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu, đi lại của nhân dân luôn là mối quan tâm hàng đầu của địa phương.

Nông dân xã Xuân Ái tham gia bê tông hóa đường giao thông liên thôn. (Ảnh: Hồng Vân)
Nông dân xã Xuân Ái tham gia bê tông hóa đường giao thông liên thôn. (Ảnh: Hồng Vân)

Với sự năng động, sáng tạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, sự quyết tâm và nỗ lực cao, các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn huyện đặc biệt quan tâm đến phát triển GTNT, năm 2012, huyện kiên cố được 18km với tổng kinh phí trên 22 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 9 tỷ đồng. Năm 2013 huyện tiếp tục kiên cố 18,5km, đến thời điểm này thực hiện được 5,3km, các công trình còn lại  cũng đang được thi công.

Có được kết quả khả quan trên là do trong những năm qua, Đảng bộ huyện Văn Yên, đặc biệt là trong nhiệm kỳ này coi đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc thực hiện Đề án CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và là chỉ tiêu thi đua của các xã, thị trấn. Huyện đã phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân làm đường giao thông, coi trọng tuyên truyền vận động huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân với quan điểm "Dân thông suốt, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".

Để huy động vốn, ngày công của nhân dân, cán bộ các ngành chuyên môn và các tổ chức đoàn thể đã bám sát địa bàn xã, thôn, họp, giải thích cho dân hiểu, dân tin. Công tác quản lý, sử dụng kinh phí đảm bảo công khai, dân chủ từ khi triển khai dự án đến khâu quyết toán công trình. Các xã, thị trấn đã tích cực chủ động chỉ đạo, triển khai làm đường GTNT, tập trung khai thác các nguồn vốn, kể cả kêu gọi con em là người địa phương đang sinh sống trong và ngoài nước và nhân dân chung tay góp kinh phí làm đường.

Từ những phong trào đó, nhiều xã đã có cách làm hay để xã hội hóa làm đường giao thông. Nổi bật là xã Đại Phác, toàn xã có 16,4km đường thôn bản, trước đây ngoài đường trục chính qua xã được bê tông thì hầu hết đường thôn mới chỉ là đường đất hoặc rải cấp phối. Từ năm 2011 xã làm được 1,6km; năm 2012 cùng với nguồn đầu tư của Nhà nước, đóng góp của người dân, xã triển khai làm 5,8km.

Ông Phạm Tiến Ích - Trưởng thôn 9, thôn có đường bê tông vừa được kiên cố cho biết: "Đa phần người dân hưởng ứng nhiệt tình phong trào làm đường giao thông, tuy nhiên, công tác vận động cũng gặp phải rất nhiều khó khăn, không phải mọi người dân trong thôn đều đồng thuận. Trước đây khi vận động người dân hiến đất để mở cho đường rộng hơn, nhiều người không đồng tình. Đến khi làm nhà, xe ô tô không vào được, phải đổ vật liệu xa hàng trăm mét mất rất nhiều công để vận chuyển, lúc đó họ mới thấy cái lợi của việc mở đường".

Không phải chỉ ngày một, ngày hai là có thể vận động được, trong nhiều năm liền, ông ích đã kiên trì vận động người dân hiến đất làm đường, trước hết là đảng viên trong thôn để làm gương, tiếp đến là những hộ chưa thông, chưa hiểu. Cách vận động của ông cũng rất đơn giản nhưng đi trực tiếp vào lòng người: "Mở đường không những thuận lợi chở hàng hoá đi bán mà giá trị đất của mình cũng được nâng lên, việc đi lại của con trẻ cũng an toàn hơn". Phong trào làm đường GTNT ở Văn Yên có sức lan toả mạnh mẽ.

Anh Trần Công Lập - Chủ tịch UBND xã Yên Hưng cho biết: "Làm đường GTNT là nhiệm vụ trọng tâm mà chúng tôi tập trung chỉ đạo. Năm 2013, xã thực hiện kiên cố 2km, khó khăn lớn nhất là việc vận động người dân hiến đất. Để làm tốt công tác vận động, trước tiên xã công khai quy hoạch phát triển nông thôn mới, bao gồm quy hoạch về giao thông đến từng thôn, từng người dân. Trên cơ sở quy hoạch, xã vận động toàn dân góp sức, hiến đất làm đường. Chúng tôi nói cho dân hiểu chính sách làm đường của Nhà nước là một cơ hội tốt người dân phải tranh thủ tận dụng để có con đường sạch, đẹp thuận lợi cho đi lại".

Với việc đầu tư mạnh mẽ các dự án hạ tầng GTNT trên địa bàn, những công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện nói chung và kinh tế vườn đồi nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng vật tư, hàng hóa phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Anh Dũng

Các tin khác

Từ 15/9/2013, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế vừa được Chính phủ ban hành, bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, việc quản lý các loại thuế, phí, lệ phí; tiền thuê đất, thuê mặt nước, tiền sử dụng đất, thu từ tài nguyên khoáng sản… được quy định chi tiết theo hướng sửa đổi, bổ sung mới.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Nhà nước các dự án, công trình trọng điểm ngành Giao thông, sáng 1/8.

Để đảm bảo tiến độ các dự án giao thông trọng điểm, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu ưu tiên giải quyết vấn đề GPMB, xử lý dứt điểm các điểm nghẽn, sớm đưa các công trình đi vào khai thác.

Khối lượng vàng trúng thầu đạt gần 51 tấn.

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản yêu cầu các ngân hàng, doanh nghiệp được phép kinh doanh mua, bán vàng miếng phải báo cáo tình hình kinh doanh hàng ngày, đặc biệt là các giao dịch vàng miếng có giá trị lớn.

Đồng chí Tạ Văn Long phát biểu ý kiến chỉ đạo tại hội nghị.

YBĐT - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tạ Văn Long - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái tại Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động xuất nhập khẩu và các giải pháp triển khai thực hiện trong những tháng cuối năm được tổ chức vào sáng nay 1/8.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục