Tiền đề cho chăm sóc tốt trẻ có hoàn cảnh đặc biệt

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/11/2013 | 8:50:50 AM

YBĐT - Là xã thuần nông song Tuy Lộc, thành phố Yên Bái được đánh giá là một trong những địa phương làm tốt công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em (CS&BVTE), nhiều mô hình hay, cách làm mới đã góp phần cho trẻ phát triển về thể chất và trí tuệ tốt nhất. Đặc biệt, từ khi ra mắt mô hình trợ giúp, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng đã tạo điều kiện tốt cho công tác CS&BVTE.

Theo số liệu thống kê, Tuy Lộc có 978 trẻ từ 0 - 15 tuổi. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để trẻ được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tháng  6 năm 2013, xã Tuy Lộc được Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chọn làm điểm để triển khai xây dựng mô hình trợ giúp bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng.

Ban chỉ đạo mô hình đã lựa chọn 40 trẻ trong độ tuổi từ 10 - 13 và từ 13 - 18 tuổi là những trẻ ở các gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện hộ nghèo, trẻ mồ côi phải ở với người thân tham gia mô hình. Sau khi có kết quả và phân loại từng nhóm trẻ, Ban chỉ đạo mô hình đã tiến hành tập huấn cho các gia đình, giáo viên của hai trường tiểu học và THCS, trưởng thôn, cán bộ đoàn thể... về kỹ năng trong phòng tránh tai nạn thương tích, chăm sóc trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.

Căn cứ tình hình thực tết địa phương, Ban chỉ đạo mô hình đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền nội dung các hoạt động của mô hình trên hệ thống loa truyền thanh xã, các thôn, qua các buổi sinh hoạt, tổ chức hội nghị phổ biến mô hình và triển khai các hoạt động diễn đàn.

Để mô hình hoạt động hiệu quả, hàng tháng, các cộng tác viên thu thập thông tin bằng phiếu tại gia đình nắm bắt nhu cầu của trẻ về dinh dưỡng, giáo dục, nhà ở, y tế, chính sách xã hội… sau đó, tổng hợp ý kiến, đề xuất và có kế hoạch kết nối dịch vụ để giải quyết các nhu cầu. Từ khi thực hiện đến nay, mô hình đã hỗ trợ sách vở, sữa cho trẻ tham gia mô hình. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo mô hình cũng xây dựng các chương trình kêu gọi nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ vật chất để các em có điều kiện được học tập tốt hơn.

Từ khi tham gia mô hình, cháu Hà Kim Long, thôn Long Thành được cấp ủy, chính quyền xã, Ban chỉ đạo mô hình hỗ trợ tiền, đồ dùng học tập giúp em và gia đình vơi bớt khó khăn trong cuộc sống để em yên tâm đến trường, đến lớp. Cháu Hà Tiến Cường, thôn Hợp Thành có hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, từ khi tham gia mô hình, ngoài việc được hỗ trợ đồ dùng học tập, Cường còn nhận được sự quan tâm của các tổ chức từ thiện ở tỉnh, thành phố.

Còn với chị Nguyễn Thị Liên, thôn Long Thành, chị Mai Thị Phương, thôn Minh Long là những gia đình có con được lựa chọn để tham gia mô hình đều có chung mong muốn thường xuyên nhận được sự quan tâm, giúp đỡ về vật chất tinh thần để các cháu yên tâm học tập, vui chơi...

Với sự chỉ đạo quyết liệt, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành nên sau 6 tháng triển khai, mô hình đã phát huy hiệu quả. Sự quan tâm, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền cơ sở và ý thức của gia đình về bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được nâng cao. Thu hút các em vào các hoạt động ngoại khoá là cơ hội, điều kiện nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng ngừa các tai nạn thương tích, xâm hại tình dục, bị bạo lực dựa vào cộng đồng của chính bản thân các em.

Từ đó, góp phần nâng cao trách nhiệm của cộng đồng xã hội trong CS&BVTE, nhất là những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tuy nhiên, do thời gian triển khai mô hình ngắn, trong khi cán bộ phải kiêm nhiệm, kinh phí hoạt động hạn hẹp, việc tiếp xúc trực tiếp với trẻ và người thân của trẻ để thu thập thông trên địa bàn dân cư đòi hỏi cộng tác viên phải có kiến thức, kỹ năng nhất định.

Bên cạnh đó, do sự phối hợp giữa các ban, ngành của xã chưa đồng bộ, thiếu sự sâu sát dẫn đến hiệu quả mô hình không cao. Do vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động của mô hình, cần làm tốt hơn nữa việc đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kỹ năng trợ giúp cho những người làm công tác chăm sóc, hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, đồng thời tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, coi đây là nhiệm vụ của các cấp, ngành và mọi người dân, góp phần nâng cao cộng đồng trách nhiệm trong CS&BVTE dựa vào cộng đồng, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Lệ Thanh

Các tin khác
Có 180/432 cơ sở BTXH có chăm sóc người cao tuổi

Trước thực trạng cả nước có tới 100.000 người già không nơi nương tựa, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng ngày 13.11 đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị phê duyệt “Đề án thí điểm xây dựng cơ sở chăm sóc người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa”, trong đó đề xuất 10 tỉnh thí điểm mô hình mới này.

Áp thấp nhiệt đới bất ngờ mạnh thãnh bão khi vào vùng biển phía Nam nước ta.

Tối 14/11, sau khi đi vào vùng biển ngoài khơi các tỉnh Phú Yên - Bình Thuận áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 15 và có tên quốc tế là Podul.

Bà Nguyễn Thị Thúy - Phó chủ tịch chuyên trách Công đoàn TTXVN hướng dẫn học sinh khai thác thiết bị phục vụ học tập.

YBĐT - Chiều ngày 14/11, đại diện Đảng ủy, Công đoàn Thông tấn xã Việt Nam và đại diện Phân xã TTXVN tại Yên Bái đã tổ chức trao tặng 15 máy tính để bàn cho thầy và trò Trường THCS Quang Trung, TP Yên Bái.

Trẻ mầm non điểm trường thôn Khe Ngõa, xã Phong Dụ Thượng trong giờ tập tô.

YBĐT - “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, là “sự nghiệp của toàn dân”, công tác giáo dục - đào tạo trong thời gian qua luôn được các cấp, các ngành ở Văn Yên (Yên Bái) đặc biệt quan tâm chăm lo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục