Vang mãi bài ca ơn Đảng

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/2/2014 | 9:50:42 AM

YBĐT - Từ một huyện luôn trong tình trạng thiếu đói lương thực phải trông chờ vào sự cứu trợ của Nhà nước thì nay, bình quân lương thực ở Trạm Tấu đã đạt trên 600 kg/người/năm.

Thi giã bánh dày trong ngày hội xuân.
Thi giã bánh dày trong ngày hội xuân.

Ba năm qua, rất ít hộ phải  nhận gạo cứu trợ. Đây thực sự là một kỳ tích trong sản xuất nông nghiệp ở vùng cao Trạm Tấu. Để có thành công ấy, hơn 10 năm qua, Trạm Tấu đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều chương bộ trong sản xuất nông nghiệp mà khởi đầu là những năm 1998-2000, thí điểm sản xuất vụ chiêm xuân.

Từ mô hình thí điểm ở xã Xà Hồ, đến nay, tất cả các xã trong huyện đều làm lúa xuân với diện tích ổn định gần nghìn ha. Ba năm gần đây, Trạm Tấu còn đưa giống lúa đặc sản ĐSI vào sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa ở các xã: Hát Lừu, Xà Hồ, Trạm Tấu. Khi canh tác lúa nước đã ổn định, Trạm Tấu tập trung khai thác tiềm năng sản xuất lương thực trên nương rẫy bằng chương trình đưa các giống ngô mới năng suất cao vào gieo trồng. Chuyển đổi ruộng bậc thang, diện tích trồng lúa nương, trồng sắn kém hiệu quả sang trồng ngô, mới đây, huyện còn thực hiện rất thành công mô hình thí điểm canh tác bền vững ngô vụ thu trên đất dốc.
Với những nỗ lực trong sản xuất nông nghiệp, năm 2011, sản lượng lương thực của huyện đã đạt 15.094 tấn, tăng gần 1.000 tấn so với năm 2010.

Năm 2012, sản lượng đã bứt lên trên 18.000 tấn và năm 2013 là 19.129 tấn. Cuộc sống của người dân được nâng lên đã kéo theo bao đổi mới. Chủ tịch UBND huyện Giàng A Thào tâm sự: “Đổi thay dễ nhận thấy là bà con người Mông nơi đây đã thể hiện được nếp nghĩ mới trong phát triển kinh tế. Người dân đã chú ý đến nâng cao dân trí bằng cố gắng cho con cái học hành. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa đã từng bước đẩy lùi những tệ nạn và hủ tục. Nhân dân đoàn kết, gắn bó cùng xây dựng cuộc sống tiến bộ”.

Trước đây, ở Trạm Tấu có ai nghĩ đến trồng rừng kinh tế bằng cây sơn tra nhưng nay huyện đã trồng tới cả trăm ha. Cây chè Shan trồng xong để cho cỏ mọc nay được trồng xen canh lúa nương, xen ngô, tăng hiệu quả kinh tế trên một diện tích canh tác. Đất tốt bà con trồng lúa, trồng ngô, đất kém hơn thì trồng cây ý dĩ. Ven đường, ven suối hễ chỗ nào có đất trống là trồng cây cỏ voi làm thức ăn cho gia súc. Vì thế, Trạm Tấu là huyện duy nhất trong tỉnh có tổng đàn gia súc tăng nhanh trong mấy năm qua. Nhiều nhà nuôi gia súc để làm giàu, điển hình như ông Mùa A Dê ở xã Trạm Tấu luôn có hơn chục trâu, bò và ông mới ô tô kinh doanh vận tải.

Lớp trẻ ở đây cũng đã ý thức sinh đẻ ít để cuộc sống không khổ như cha mẹ mình trước đây. Trẻ vùng cao được đi học mầm non, 100% trẻ trong độ tuổi tiểu học được đến lớp và gần 100% học cấp II, nhiều em học lên cấp III, học chuyên nghiệp là minh chứng sống động cho tương lai cuộc sống mà người dân mong muốn. Những tốn kém từ hủ tục trong cưới xin, ma chay nay được quy ước thôn, bản hướng mọi người vào thực hành tiết kiệm.

Đổi thay trên vùng quê núi Trạm Tấu đã giúp đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng cao. Trong mỗi người, trên mỗi bản làng người Mông luôn vang mãi câu hát “Từ nay dân Mèo sống chung, bản Mèo vui trong tiếng cười, người Mèo ơn Đảng suốt đời”.

    Hoàng Nhâm

Các tin khác
Kiên Thành mở hội.

YBĐT - Tiếng gà gáy sang canh râm ran cả thôn Đồng An và có lẽ cả các thôn khác của xã Kiên Thành (Trấn Yên) lay tôi tỉnh giấc. Rồi tiếng gáy xa dần trả lại màn đêm cho âm thanh rả rích của côn trùng. Tiếng nước lần róc rách, gom góp đổ vào ao cá bên trái nhà sàn. Mấy chén rượu thơm nồng, ấm áp trong bữa tối dễ đưa người vào giấc ngủ sâu. Vậy mà thời khắc sang canh mở màn một ngày mới miền quê núi lại khiến khách phương xa trằn trọc.

Cốm Tú Lệ.
(Ảnh: Bùi Xuân Đông)

YBĐT - Ngay từ nhỏ, trong câu chuyện về đặc sản quê hương, tôi đã thường nghe mẹ kể về gạo nếp Tú Lệ. Lớn lên, đi nhiều mới thấy câu ca “Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò” của dân tộc Thái từ lâu không chỉ được truyền tụng ở vùng Tây Bắc mà còn bay xa khắp mọi miền đất nước.

Theo nhận định của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong tháng 2/2014, các tỉnh phía Bắc có khả năng tiếp tục chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh có cường độ mạnh, gây gió mạnh trên Biển Đông và các đợt rét đậm, rét hại tại Bắc Bộ (nhiệt độ trung bình ngày tại các tỉnh đồng bằng xuống dưới 15 độ C).

Dự báo đường đi của bão Kajiki

Hồi 13 giờ chiều nay (1/2), vị trí tâm bão Kajiki ở vào khoảng 11,2 độ Vĩ Bắc; 120,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc biển Xu-lu (Philippin). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục