Tập trung tham gia sửa đổi Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/5/2014 | 3:09:00 PM

YBĐT - Việc tổ chức lấy ý kiến tham gia vào Điều lệ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của các tổ chức thành viên, hội viên, đoàn viên và nhân dân, góp phần thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong việc tham gia sửa đổi Điều lệ cho phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Điều lệ hiện hành của MTTQ Việt Nam gồm 8 chương, 37 điều.

Đến nay, một số nội dung trong các chương, điều không còn phù hợp với thực tế. Do đó, xin đề cập một số nội dung cần quan tâm do Ban Thường trực MTTQ Việt Nam triển khai để ban thường trực ủy ban mặt trận các cấp đưa vào chương trình đại hội MTTQ Việt Nam cùng cấp để thảo luận, góp ý đồng thời để cán bộ và nhân dân quan tâm tham gia góp ý, sửa đổi đối với một số nội dung trong các điều.

Điều 22. Ủy ban MTTQ cấp tỉnh, cấp huyện.

Dự kiến nhập Khoản c với Khoản d quy định cơ cấu, thành phần của ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, thống nhất với cơ cấu thành phần của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (như Điều 13, Chương III) gồm 5 thành phần; cuối Khoản 2 thay cụm từ “cấp mình” bằng cụm từ “cùng cấp”.
Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện.

Trên cơ sở quy định của Bộ Chính trị tại Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam với các đoàn thể chính trị - xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 217 và quy định về MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ban hành kèm theo Quyết định số 218 của Bộ Chính trị, Khoản 3 điều này dự kiến sửa lại như sau: “Tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức, viên chức Nhà nước; phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản của cấp ủy, chính quyền cơ quan Nhà nước cùng cấp”.

Điều 24. Ủy ban MTTQ cấp xã.

Điểm b Khoản 1 sửa như sau: “Một số trưởng ban công tác mặt trận” bởi trên thực tế, nhiều địa phương, cấp xã bao gồm nhiều thôn và khu dân cư nên nếu thành phần bao gồm “các trưởng ban công tác mặt trận” sẽ không đủ theo cơ cấu. Vì vậy, cần quy định “một số” sẽ phù hợp và linh hoạt hơn.

Cũng trong Khoản 1 nhập Điểm c vào Điểm d và viết lại như sau: “Một số cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài; đại diện lãnh đạo của một số tổ chức kinh tế ở địa phương”.

Điều 25. Ban thường trực MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện.

Tại Khoản 3 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của ban thường trực ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, đề nghị bỏ đoạn cuối của Điểm c, Điểm c chỉ quy định: “Thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền, ban thường trực cấp trên trực tiếp”. Đồng thời bổ sung một khoản sau đây: “d) Tổ chức việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tổ chức giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức, viên chức Nhà nước; tổ chức phản biện xã hội đối với dự thảo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những vấn đề quan trọng của đất nước và địa phương thuộc chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam cùng cấp”.

Điều 26. Ban thường trực ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã.

Tại Khoản 3, Điểm c bỏ đoạn cuối, chỉ quy định: “Thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền, ban thường trực cấp trên trực tiếp” đồng thời bổ sung Điểm c như sau: “Tổ chức việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tổ chức giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức, viên chức Nhà nước; tổ chức phản biện xã hội đối với dự thảo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những vấn đề quan trọng của đất nước và địa phương thuộc chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam cùng cấp”. Tại Điểm đ bỏ đoạn: “Giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức Nhà nước” vì hoạt động giám sát đã được nêu tại điểm trên.

Điều 27. Ban công tác mặt trận.

Tại Khoản 4, đề nghị bổ sung cụm từ: “Tiến hành hiệp thương cử bổ sung, thay thế”, thể hiện lại như sau: “4. Khi có sự thay đổi trưởng ban, phó ban hoặc thay đổi bổ sung thành viên ban công tác mặt trận thì ban công tác mặt trận tiến hành hiệp thương cử bổ sung, thay thế báo cáo ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã ra quyết định thay đổi, bổ sung” để phù hợp với thực tế phát sinh tại địa phương.

Tại Khoản 5, Điểm c, bổ sung thêm nhiệm vụ mới: “Động viên nhân dân tham gia hoạt động góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; giám sát và phản biện xã hội” để tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của ban công tác mặt trận phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Bổ sung một khoản quy định về chế độ họp của ban công tác mặt trận, hiện nay, Điều lệ hiện hành chưa có nội dung này: “6. Ban công tác mặt trận họp ít nhất mỗi tháng một lần, do trưởng ban công tác mặt trận triệu tập và chủ trì”.

Ngoài những nội dung trên, MTTQ các cấp, cán bộ và nhân dân quan tâm có thể đề xuất sửa đổi các nội dung khác. Các nội dung sửa đổi khác cần nêu rõ các căn cứ cả về lý luận và thực tiễn. (Các ý kiến tham gia gửi về Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái trước tháng 6 năm 2014).

 Phí Yến

Các tin khác
Nữ sinh thực hành nội dung huấn luyện
điều lệnh đội ngũ.

YBĐT - Để thu hút sự quan tâm theo dõi của sinh viên, các giáo viên Trường CĐSP Yên Bái sử dụng phương pháp học mới, ôn cũ, sử dụng trình chiếu sơ đồ, tranh ảnh, clip minh họa trực quan sinh động theo từng bài giảng lý thuyết.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Ngô Thị Chinh tặng hoa chúc mừng Đại lễ Phật đản tại chùa Bách Lẫm, thành phố Yên Bái.

YBĐT – Nhân dịp Đại lễ Phật đản - Phật lịch 2558, Dương lịch 2014, ngày 12/5 (tức ngày 14/4 năm Giáp Ngọ), đồng chí Ngô Thị Chinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà và chúc mừng các tăng ni, phật tử tại chùa Tùng Lâm và chùa Bách Lẫm, thành phố Yên Bái.

Truyền thông quốc tế trong hai ngày 11 và 12-5 đồng loạt đưa tin về cuộc tuần hành của người dân Việt Nam phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (HD 981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam từ đầu tháng 5-2014 đến nay.

Dư luận phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 xâm phạm trắng trợn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Những ngày qua, người dân tại các tỉnh Quảng Nam, Hà Tĩnh, Tây Nguyên đã có nhiều hoạt động nhằm phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục